Các nguyên tắc điều khiển

Một phần của tài liệu Giáo trình lập trình PLC của phạm khánh tùng (Trang 25 - 27)

Quá trình làm việc của động cơ điện để truyền động một máy sản xuất thường gồm các giai đoạn: khởi động, làm việc và điều chỉnh tốc độ, dừng và có thể có cả giai đoạn đảo chiều. Ta xét động cơ là một thiết bị động lực, quá trình làm việc và đặc biệt là quá trình khởi động, hãm thường có dòng điện lớn, tự thân động cơ điện vừa là thiết bị chấp hành nhưng cũng vừa là đối tượng điều khiển phức tạp.

Về nguyên lý khống chế truyền động điện, để khởi động và hãm động cơ với dòng điện được hạn chế trong giới hạn cho phép, ta thường dùng ba nguyên tắc khống chế tự động sau:

- Nguyên tắc thời gian: Việc đóng cắt để thay đổi tốc độ động cơ dựa theo nguyên tắc thời gian, nghĩa là sau những khoảng thời gian xác định sẽ có tín hiệu điều khiển để thay đổi tốc độ động cơ. Phần tử cảm biến và khống chế cơ bản ở đây là rơle thời gian.

- Nguyên tắc tốc độ: Việc đóng cắt để thay đổi tốc độ động cơ dựa vào

nguyên lý xác định tốc độ tức thời của động cơ. Phần tử cảm biến và khống chế cơ bản ở đây là rơle tốc độ.

- Nguyên tắc dòng điện: Ta biết tốc độ động cơ do mômen động cơ xác

định, mà mômen lại phụ thuộc vào dòng điện chạy qua động cơ, do vậy có thể đo dòng điện để khống chế quá trình thay đổi tốc độ động cơ điện. Phần tử cảm biến và khống chế cơ bản ở đây là rơle dòng điện.

Mỗi nguyên tắc điều khiển đều có ưu nhược điểm riêng, tùy từng trường hợp cụ thể mà chọn các phương pháp cho phù hợp.

2.1.2. Các thiết bị điều khiển

Để điều khiển sự làm việc của các thiết bị cần phải có các thiết bị điều khiển. Để đóng cắt không thường xuyên ta thường dùng áptômát. Trong áptômát hệ thống tiếp điểm có bộ phân dập hồ quang và các bộ phân tự động cắt mạch để bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Bộ phận cắt mạch điện bằng tác động điện từ theo kiểu dòng điện cực đại. Khi dòng điện vượt quá trị số cho phép chúng sẽ cắt mạch điện để bảo vệ ngắn mạch, ngoài ra còn có rơle nhiệt bảo vệ quá tải.

Phần tử cơ bản của rơle nhiệt là bản lưỡng kim gồm hai miếng kim loại có độ dãn nở nhiệt khác nhau dán lại với nhau. Khi bản lưỡng kim bị đốt nóng (thường là bằng dòng điện cần bảo vệ) sẽ bị biến dạng (cong), độ biến dạng tới ngưỡng thì sẽ tác động vào các bộ phận khác để cắt mạch điện.

Các rơle điện từ, công tắc tơ tác dụng nhờ lực hút điện từ. Cấu tạo của rơle điện từ thường gồm các bộ phân chính sau: cuộn hút; mạch từ tĩnh làm bằng vật liệu sắt từ; phần động còn gọi là phần ứng và hệ thống các tiếp điểm.

Mạch từ của rơle có dòng điện một chiều chạy qua làm bằng thép khối, còn mạch từ của rơle xoay chiều làm bằng lá thép kỹ thuật điện.

Để chống rung vì lực hút của nam châm điện có dạng xung trên mặt cực người ta đặt vòng ngắn mạch. Sức điện động cảm ứng trong vòng ngắn mạch sẽ tạo ra dòng điện và làm cho từ thông qua vòng ngắn mạch lệch pha với từ thông chính, nhờ đó lực hút phần ứng không bị gián đoạn, các tiếp điểm luôn được tiếp xúc tốt.

Tuỳ theo nguyên lý tác động người ta chế tạo nhiều loại thiết bị điều khiển khác nhau như rơle dòng điện, rơle điện áp, rơle thời gian....

Hệ thống tiếp điểm có cấu tạo khác nhau và thường mạ bạc hay thiếc để đảm bảo tiếp xúc tốt. Các thiết bị đóng cắt mạch động lực có dòng điện lớn, hệ thống tiếp điểm chính có bộ phận dập hồ quang, ngoài ra còn có các tiếp điểm phụ để đóng cắt cho mạch điều khiển. Tuỳ theo trạng thái tiếp điểm người ta chia ra các loại tiếp điểm khác nhau. Một số ký hiệu thường gặp như bảng 2.1.

TT Tên gọi Ký hiệu

1

Tiếp điểm cầu dao, máy cắt, áptômát Thường mở

Thường đóng

2

Tiếp điểm công tắctơ, khởi động từ, rơle Thường mở

Thường mở khi mở có thời gian Thường mở khi đóng có thời gian Thường đóng

Thường đóng khi mở có thời gian Thường đóng khi đóng có thời gian 3 Tiếp điểm có bộ phận dập hồ quang

4 Tiếp điểm có bộ phận trả lại vị trí ban đầu bằng tay

5 Nút ấn thường mở Nút ấn thường đóng

6 Cuộn dây rơle, công tắc tơ, khởi động từ 7 Phần tử nhiệt của rơle nhiệt

Một phần của tài liệu Giáo trình lập trình PLC của phạm khánh tùng (Trang 25 - 27)