Mạch khống chế đơn giản

Một phần của tài liệu Giáo trình lập trình PLC của phạm khánh tùng (Trang 27 - 28)

Với động cơ công suất nhỏ ta có thể đóng trực tiếp vào lưới điện. Nếu động cơ chỉ quay theo một chiều thì mạch đóng cắt có thể dùng cầu dao, áptômát với thiết bị đóng cắt này có nhược điểm là khi đang làm việc nếu mất điện, thì khi có điện trở lại động có thể tự khởi động. Để tránh điều đó ta dùng khởi động từ đơn để đóng cắt cho động cơ.

Xét sơ đồ đóng cắt có đảo chiều dùng khởi động từ kép như hình 2.1

ĐC T N A B C CD T1 T2 T3 N1 N2 N3 RN1 RN2 Đ KĐT N5 RN1 RN2 T4 KĐN T5 N4

Cầu dao CD trên mạch động lực là cầu dao cách ly (cầu dao này chủ yếu để đóng cắt không tải, để cách ly khi sửa chữa). Các tiếp điểm T1, T2, T3 để đóng động cơ chạy thuận, các tiếp điểm N1, N2, N3 để đóng động cơ chạy ngược (đảo thứ tự hai trong ba pha lưới điện). Các tiếp điểm T5 và N5 là các khoá liên động về điện để khống chế các chế độ chạy thuận và ngược không thể cùng đồng thời, nếu đang chạy thuận thì T5 mở, N không thể có điện, nếu đang chạy ngược thì N5 mở, T không thể có điện. Ngoài các liên động về điện ở khởi động từ kép còn có liên động cơ khí, khi cuộn T đã hút thì lẫy cơ khí khoá không cho cuộn N hút nữa khi cuộn N đã hút thì lẫy cơ khí khoá không cho cuộn T hút nữa.

Trong mạch dùng hai rơle nhiệt RN1 và RN2 để bảo vệ quá tải cho động cơ, khi động cơ quá tải thì rơle nhiệt tác động làm các tiếp điểm của nó bên mạch điều khiển mở, các cuộn hút mất điện cắt điện động cơ.

Để khởi động động cơ chạy thuận (hoặc ngược) ta ấn nút KĐT (hoặc KĐN), cuộn hút T có điện, đóng các tiếp điểm T1... T3 cấp điện cho động cơ chạy theo chiều thuận, tiếp điểm T4 đóng lại để tự duy trì.

Để dừng động có ta ấn nút dừng D, các cuộn hút mất điện, cắt điện động cơ, động cơ tự dừng.

Để đảo chiều động cơ trước hết ta phải ấn nút dùng D, các cuộn hút mất điện mới ấn nút để đảo chiều.

Một phần của tài liệu Giáo trình lập trình PLC của phạm khánh tùng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)