Hướng đi mới cho hoạt động đánh cá sử dụng ánh LED sáng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng led trong lĩnh vực đánh cá biển (Trang 33 - 36)

III. Những kết luận về thực trạng hoạt động đánh cá kết hợp ánh sáng

2. Hướng đi mới cho hoạt động đánh cá sử dụng ánh LED sáng ở Việt Nam

Nam

Trong những năm gần đây, có thể nói công nghệ LED thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực chiếu sáng. Công nghệ LED chiếu sáng đã và đang được áp dụng nhiều ở các nước phát triển và thực sự đem lại những lợi ích cực kỳ to lớn: hiệu suất phát quang cao, tiết kiệm điện năng, tuổi thọ lớn, không gây ô nhiễm môi trường…đó là những ưu thế tuyệt đối của công nghệ LED. Chính vì thế công nghệ LED không chỉ

được ứng dụng trong lĩnh vực chiếu sáng mà còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác. Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong đánh bắt cá đã phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Nauy, Peru… và đều đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, ở nước ta, việc ứng dụng đèn LED vẫn còn khá mới mẻ.

Tại Việt Nam, gần đây, một số thử nghiệm ứng dụng đèn LED trên các tàu đánh cá, bước đầu đã có những kết quả khả quan như:

-Lượng điện năng tiêu thụ và lượng dầu chạy máy phát điện tương ứng có thể giảm từ 50 – 90% so với việc sử dụng các loại đèn chiếu sáng truyền thống, tăng lợi nhuận cho mỗi chuyến đánh cá do tiết kiệm được từ 1 – 5 triệu đồng/ngày. Tính cả năm, mỗi tàu đánh cá có thể tiết kiệm đến 300-400 triệu đồng tùy vào công suất chiếu sáng.Tiền xăng dầu đối với ngư dân đánh cá xa bờ ở Việt Nam là cả một vấn đề, nhất là khi trên biển họ dùng máy phát điện thắp sáng đèn đánh cá với giá điện quy đổi tương đương 7.000 đồng/kWh, đắt gấp 4 lần giá điện công nghiệp trên đất liền. Ngoài ra ngư dân có thể giảm chi phí đầu tư công suất máy phát điện hoặc có thể chuyển đổi sang máy phát điện sử dụng năng lượng mặt trời, khi đó hiệu quả về chi phí sẽ còn tăng cao hơn nữa. Trong trường hợp vẫn tiếp tục sử dụng máy phát điện ban đầu, ngư dân có thể kéo dài thêm thời gian đánh bắt, sản lượng khai thác sẽ cao hơn. Với chi phí đầu tư ban đầu không quá 100 triệu, hiệu quả thu được từ việc tiết kiệm điện và tăng sản lượng đánh bắt cá có thể giúp ngư dân hoàn vốn đầu tư chỉ sau 3-4 tháng.

- Bật công tắc là đèn sáng ngay, không có hiện tượng nhấp nháy, chập chờn .Có thể phát sáng trong điều kiện nhiệt độ lạnh, độ sáng (độ rọi) và bán kính chiếu sáng tốt hơn.

-Ánh sáng không có tia tử ngoại, phù hợp với sinh lý cá hơn, có thể thay đổi được tần số bước sóng ánh sáng giúp thu hút được nhiều loại cá khác nhau với những đặc điểm sinh lý khác nhau giúp tăng năng suất đánh bắt cá từ 10-40%.có nhiều màu sắc khác nhau, có thể lựa chọn thích hợp với từng mục đích đánh bắt; có thể hoạt động ở điện áp thấp nên có độ an toàn cao, thậm chí có thể hoạt động ngay trong môi trường nước biển.

-Bên cạnh đó, do tàu đánh cá sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng, tỏa ra ánh sáng lạnh, nên không gây cảm giác khó chịu, giúp cải thiện môi trường làm việc, ngư dân có thể đi những chuyến dài ngày mà ít ảnh hưởng đến sức khỏe.

-Hệ thống chiếu sáng gọn nhẹ, có độ bền cao có thể dễ dàng lắp đặt trên các tàu đánh cá.

-Giảm thiểu phát thải ra môi trường thông qua việc tiết kiệm nhiên liệu chạy máy phát điện (0, 891 kg CO/1kwh.), lượng dầu nhớt cặn và lượng đèn hỏng thải bỏ

Kết quả thử nghiệm nghiên cứu ứng dụng đèn LED cho nghề lưới vây xa bờ tại tỉnh Ninh Thuận do Trường Đại học Nha Trang phối hợp với Viện Vật lý Kỹ thuật – Đại học Bách khoa Hà Nội trong tháng 10/2013 bước đầu cho thấy:

- Hệ thống đèn LED do trường ĐHBK Hà Nội chế tạo và thử nghiệm có độ bền cao trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết biển;

-Các chỉ số ánh sáng của đèn LED đều vượt trội so với đèn cao áp và huỳnh quang như độ rọi tăng 40%, bán kính chiếu sáng tăng 30%, độ sâu chiếu sáng tăng 60%. Về sản lượng khai thác, tàu sử dụng đèn LED có sản lượng khai thác cao hơn 1,3 – 1,8 lần sản lượng khai thác được bởi tàu sử dụng đèn truyền thống, tính thích nghi của các đối tượng thủy sản đối với đèn LED là khá cao;

- Về chi phí nhiên liệu, đối với tàu sử dụng đèn LED thực nghiệm mỗi đêm tiêu tốn trung bình khoảng 22 lít, trong khi đó tàu đối chứng phải tốn ít nhất là 40 lít/đêm. Như vậy, trong cùng điều kiện động cơ giống nhau (động cơ kéo máy phát điện) đèn LED đã hạn chế được một lượng nhiên liệu đáng kể so với việc sử dụng đèn cao áp;

- Về thời gian khai thác các mẻ lưới của hai tàu cho thấy, đối với tàu sử dụng đèn LED, số lượng mẻ lưới khai thác vào khoảng thời gian từ 19 đến 24 giờ chiếm chủ yếu (80%) trong tổng số mẻ lưới được khai thác bởi loại đèn này. Ngược lại, có 100% tổng số mẻ lưới của tàu sử dụng đèn cao áp và huỳnh quang được khai thác vào khoảng thời gian từ 0 đến 4 giờ. Điều này cho thấy lượng cá tập trung vào tàu chong đèn LED nhanh hơn tàu chong đèn truyền thống. Tức là theo thống kê thì thời gian chong dụ cá trung bình của đèn LED là 3 giờ còn đối với tàu chong đèn truyền thống thì lên đến 7 giờ. Đây cũng chính là lý do số mẻ lưới của tàu chong đèn LED nhiều gấp đôi số mẻ lưới của tàu chong đèn truyền thống. Việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản tại địa phương là một hướng mới, bước đầu cho thấy hiệu quả (Chi phí nhiên liệu đã giảm rõ rệt, sản lượng tăng và ổn định hơn so với trước đây, phân bố ánh sáng đều, rộng và sâu hơn đèn cao áp, huỳnh quang nên không bị ảnh hưởng khả năng khai thác khi thời tiết xấu; khả năng tập trung cá cũng tốt hơn, an toàn cho người sử dụng,...)

Từ những kết quả khả quan đạt được mở ra hướng nghiên cứu về LED siêu sáng dùng trong lĩnh vực đánh cá biển tại Việt Nam được thể hiện trong chương 2.

CHƯƠNG 2

ĐO ĐẠC CÁC THÔNG SỐ CỦA BỘ ĐÈN LED SIÊU SÁNG DÙNG TRONG ĐÁNH CÁ BIỂN SO SÁNH VỚI BỘ ĐÈN METAL HALIDE

Một phần của tài liệu Ứng dụng led trong lĩnh vực đánh cá biển (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)