III. Những kết luận về thực trạng hoạt động đánh cá kết hợp ánh sáng
1. Thực trạng hoạt động đánh cá kết hợp ánh sáng ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay các ngư dân ở phía Bắc thường dùng hàng trăm đèn Metal Halide công suất 1000W cho kiểu đánh cá chài chụp, ở phía Nam ngư dân thường dùng nhiều đèn sợi đốt công suất 4000W trong kiểu đánh cá pha xúc.
Hình 1.12. Các bóng đèn Metal Halide 1000W trên tàu cá (Nam Triệu – Hải Phòng) (Nguồn Lê Hải Hưng, ĐHBK Hà Nội)
Hình 1.13. Đèn sợi đốt 4000W tại tàu cá Ninh thuận ( Nguồn Lê Hải Hưng, ĐHBK Hà Nội)
Các loại đèn chiếu sáng sử dụng trên các tàu đánh bắt cá của ngư dân nước ta khá đa dạng như đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn compact, đèn cao áp… nhưng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là loại đèn cao áp metal halide (MH) với dãy công suất phổ biến từ 500-1.500w, trong đó tiêu biểu nhất là loại 1.000w. Tùy theo tải trọng và công suất của tàu, số lượng đèn sử dụng có thể dao động từ 25 – 100 đèn, trung bình là khoảng 50 đèn/tàu. Tất cả đều trang bị đèn chiếu sáng phục vụ cho việc đánh bắt, thu mua, vận chuyển giữa biển khơi. Phần lớn các tàu dùng giàn đèn để dẫn dụ mực, cá thường là các tàu có công suất lớn, đánh bắt trên biển dài ngày. Do vậy, hao phí nhiên liệu cho đánh bắt cá trên biển chủ yếu từ việc thắp sáng giàn đèn công suất cao vào ban đêm.
Qua nghiên cứu khảo sát từ các tài liệu cũng điều tra thực tế cho thấy nhiên liệu dầu cung cấp cho chiếu sáng dẫn dụ hải sản thường tiêu tốn phần lớn năng lượng, chiếm tới hơn 50% tổng chi phí vận hành của mỗi đợt ra khơi và là gánh nặng chi phí cho ngư dân hiện nay.
Việc sử đèn cao áp Metal Halide để chong và dẫn dụ cá hiện nay vẫn tồn tài nhiều nhược điểm lớn như:
-Tiêu tốn năng lượng cao (từ 25 – 150 kwh/giờ, 200 kwh – 1200kwh/đêm , dẫn đến tiêu tốn nhiều nhiên liệu để chạy máy làm gia tăng chi phí của ngư dân (50 – 300 lít dầu/ngày), gia tăng chi chi phí do phải đầu tư máy phát điện công suất lớn (từ 25kw trở lên).
-Mức độ nhiễm mặn trong không khí môi trường biển cao, tuổi thọ thấp (650- 1.000 giờ) làm chi phí thay thế cao, phát thải ra môi trường cao từ lượng đèn hỏng thải bỏ và cặn nhớt, khí thải từ lượng nhiên liệu sử dụng để chạy máy phát lớn, gây ô nhiễm môi trường.
-Rất có hại cho người lao động do khả năng phát ra bức xạ nhiệt và bức xạ ánh sáng (UV) cao, tham khảo biểu đồ quang phổ của đèn Metal halide thường dùng:
Hình 1.14.Phổ của đèn Metal Halide 1000W
-Là loại đèn có công năng chính là phục vụ chiếu sáng thông thường (chiếu sáng công cộng) và có cùng một bước sóng ánh sáng. Trong khi việc dẫn dụ cá thì từng loại cá, mực, sống tầng nông hay sâu phải được dẫn dụ bằng ánh sáng ở nhiều bước sóng khác nhau.
-Độ rọi thấp, khả năng truyền sáng đi xa kém trong khi ánh sáng có khả năng dụ cá phải truyền đi xa nhất trong nước biển. Do kiểu đèn không chóa nên lượng ánh sáng có tác dụng (trong góc 120 độ) chỉ còn 20-25%, tùy từng vùng biển bước sóng màu có tác dụng cụ thể và phần ánh sáng hữu ích này chỉ chiếm 6-8%, vì vậy năng suất đánh bắt cá chưa cao.
-Không ổn định về điện áp và tần số nên hiệu quả phát quang giảm rất nhiều -Khó điều khiển chu trình chiếu sáng theo từng mẻ lưới..
-Trọng lượng nặng, cồng kềnh (khoảng 10 kg/bộ đèn) làm tăng tải trọng vô ích của tàu
-Ballast cấu tạo phía ngoài nên dễ hư hỏng trong môi trường biển, lắp đặt, thay thế và sửa chữa các giàn đèn của hệ thống chiếu sáng khó khăn và phức tạp.