Sâm vũ diệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng chống đông máu của các phân đoạn dịch chiết sâm vũ diệp và tam thất hoang trên in vitro (Trang 26 - 28)

Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) thuộc bộ Apiales, họ Ngũ gia bì - Araliace, chi Nhân sâm - Panax L, hay còn gọi là vũ diệp tam thất,

tam thất lá xẻ, trúc tiết nhân sâm [4,8,17,22].

Đặc điểm thực vật

Cây thân thảo, cao từ 30 - 50 cm, có thân rễ mập, nằm ngang và thƣờng nổi trên mặt đất, phân nhiều đốt, đƣờng kính 1,5 -3,5cm. Thân khí sinh mảnh, có vạch dọc, thƣờng đơn độc, mọc thẳng và rỗng giữa, đƣờng kính thân từ 0,3 - 0,6cm. Lá kép chân vịt gồm 2 - 3 lá mọc vòng. Lá chét từ 3 - 5, thuôn, dài từ 2,5 - 14 cm, rộng từ 1,5 - 4 cm. Lá chét xẻ thùy hình lông chim rõ rệt, mép khía răng. Cụm hoa tán đơn, mọc ở ngọn, cuống cụm hoa từ 5 - 10cm, mang từ 20 - 90 hoa, cuống hoa mảnh, dài 1 - 1,5 cm. Hoa màu vàng xanh, 5 lá đài nhỏ, 5 cánh hoa; 5 nhị. Bầu 2 ô; đầu vòi nhụy chẻ đôi. Quả hình cầu đến hình cầu dẹt, đƣờng kính 0,6 - 1,2 cm, khi chín màu đỏ. Hạt 2, hạt gần hình cầu hoặc gần giống hạt đậu, màu xám trắng, vỏ cứng, có rốn hạt. Mùa hoa tháng 4 - 5, mùa quả tháng 5 - 9 [6,18].

Hình 1.6. Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) Bộ phận dùng

Thân rễ cây Sâm vũ diệp - Rhizoma Panax bipinnatifidus Seem.

Nơi sống và thu hái

Có ở Ấn Độ, Nêpan, Trung Quốc và Việt Nam [7,50]. Ở Việt Nam loài này phân bố chủ yếu ở dãy Hoàng Liên Sơn và Phía Tây Bắc Việt Nam nhƣ ở huyện Sa Pa (núi Hàm Rồng, xã Tả Phìn, xã Bản Khoang, Tả Giàng Phình),

19

Bát Xát (xã Trung Lèng Hồ), tỉnh Lào Cai [6,22] ở độ cao 1900 - 2400m, trong rừng ẩm. Thu hoạch thân rễ ở những cây lâu năm. Phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của lá và rễ cây SVD đƣợc phát hiện có nhiều saponin khung dammaran và oleanan. Năm 1989, nhóm nghiên cứu Trung Quốc công bố phân lập 13 saponin khung dammaran từ lá của cây này ở Trung Quốc trong đó bao gồm một số ginseng saponin đặc trƣng nhƣ ginsenoside F1, F2, F3, Rg2, Rb, Rd, Re và Rb3 [56]. Gần đây, năm 2011, nhóm nghiên cứu Việt Nam - Hàn Quốc phân lập một nhóm 10 saponin khung oleanan (1-10, hình 1.7), trong đó có 3 chất mới bifinoside A-C (1-3), là thành phần chính của rễ cây SVD đƣợc thu hái ở núi Hoàng Liên Sơn, Việt Nam [50]. Nhƣ vậy, tổng cộng có 23 hợp chất saponin đã đƣợc xác định từ các phần của cây SVD.

Hình 1.7. Hợp chất saponin khung oleanan từ rễ của cây SVD [44]

Năm 2015, nhóm tác giả Viện Dƣợc liệu đã bƣớc đầu nghiên cứu thành phần hóa học của SVD kết quả đã phân lập đƣợc một hỗn hợp saponin (11)

20

bao gồm stigmasterol-3-O-β-D-glucopyranosid (11A) và β-sitosterol-3-O-β- D-glucopyranosid (11B), glycosphingolipid: 1-O-(β-D-glucopyranosyl)-N- (1,3,4-trihydroxytridec-8-en-2-yl) heptacosanamid (12), dichaccarid: saccharose (13) từ phân đoạn chiết ethyl acetat rễ SVD. Đây là lần đầu tiên một số hợp chất trên đƣợc công bố phân lập từ cây này [9].

Ngoài ra, trong SVD có sự hiện diện của các hợp chất triterpenoid, tinh dầu, acid amin, acid hữu cơ, đƣờng khử, polyuronic và những nguyên tố vi lƣợng [12,13]. Lần đầu tiên hợp chất polyacetylen đƣợc nhận diện trong SVD và TTH [13]. Đây là nhóm hợp chất thƣờng có trong phân đoạn ít phân cực của loài thuộc chi Panax nói riêng và của họ Nhân sâm nói chung. Chúng

đƣợc xem là hợp chất có tác dụng chống ung thƣ [30,41,43,55].

Tác dụng dƣợc lý

Liên quan đến tác dụng sinh học, một số hợp chất đƣớc xác định là thành phần của SVD có tác dụng sinh học bao gồm kháng viêm, chống oxi hóa, chống ung thƣ, bảo vệ tim mạch, chống tiểu đƣờng, bảo vệ tế bào thần kinh,…có thể phần nào giải thích cho lợi ích về mặt dƣợc học trong việc sử dụng SVD trong y học truyền thống [27].

Công dụng

Hoạt huyết khứ ứ, tiêu đờm, giảm đau, thủng trƣớng tích tụ, đau gân cốt, rắn độc cắn, tâm vị khí thống, thổ huyết, đổ máu mũi, xuất huyết dạ dày [22].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng chống đông máu của các phân đoạn dịch chiết sâm vũ diệp và tam thất hoang trên in vitro (Trang 26 - 28)