B. Câu hỏi và bài tập thực hành
3.2.2. Vệ sinh sinh hàn nước – dầu
- Chuẩn bị dụng cụ : + Bộ cờ lê (khóa) + Bộ tuýp + Bộ tuốc nơ vít + Súng hơi + dây hơi + Súng bắn nước áp lực + Giẽ lau + Thùng đựng nhớt. Bước 1 : Khóa van thông biển
Hình 3.9. Tháo chùm ống
Bước 3 : Tháo nắp trước bộ sinh hàn, lưu ý dùng thùng hứng nhớt chảy ra. Tuyệt đối không để nhớt chảy ra ngoài môi trường.
Bước 4 : Lấy chùm ống nước ra ngoài vỏ bộ sinh hàn
Bước 6 : Dùng sùng nước áp lực vệ sinh khe nhớt chảy qua chùm ống Bước 7 : Dùng thanh đồng, nhôm soi lỗ bên trong chùm ống
Bước 8 : Dùng súng nước áp lực phun vệ sinh sạch bên trong các ống
đồng nước biển.
Hình 3.11. Làm sạch bên ngoài
Bước 9 : Dùng súng hơi thổi sạch bên trong và bên ngoài dàn ống Bước 10 : Lắp dàn ống vào lại vỏ bộ sinh hàn
Bước 11 : Lắp nắp trước bộ sinh hàn
Bước 12 : Lắp ống nước biển vào, ra bộ sinh hàn Bước 13 : Châm lại nhớt máy
Bước 14 : Dọn dẹp dụng cụ, vệ sinh khu vực làm việc
Bước 15 : Gom nhớt cho vào thùng chứa nhớt củ đểđưa vào bờ xử lý.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Học viên hãy lựa chọn sao cho phù hợp cấu tạo và chức năng của từng loại sinh hàn.
Bài tập 2: Học viên hãy thực hiện thay kẽm chống mòn cho bộ sinh hàn nước – nước và sinh hàn nước – dầu
Bài tập 3: Học viên hãy thực hiện vệ sinh bộ sinh hàn
C. Ghi nhớ:
- Cần làm sạch cả bên trong và bên ngoài các dàn ống.
- Trong quá trình vệ sinh bộ sinh hàn nước – dầu tuyệt đối không được đổ
dầu hoặc nhớt bẩn ra ngoài môi trường.
- Giẻ lau phải được thu gom về một chổ để xử lý theo quy trình xử lý rác công nghiệp độc hại.
Bài 4 : CĂN CHỈNH KHE HỞ SUPAP
Mục tiêu:
- Biết được thời gian cần căn chỉnh lại khe hở supap. - Căn chỉnh được khe hở supap.
- Lập được lịch kiểm tra và căn chỉnh khe hở supap. - Có ý thức , thái độ cẩn thận.
A. Nội dung:
1. Thứ tự nổ của các xilanh
Ở động cơ một xi lanh để có một kỳ nổ phải qua ba kỳ chuẩn bị vì vậy sự
làm việc của động cơ là không ổn định và khối lượng động cơ trên một đơn vị
công suất lớn. Để khắc phục nhược điểm này người ta sử dụng động cơ nhiều xi lanh. Trong những động cơ đó các thanh truyền trong các xi lanh được nối với các cổ biên của một trục khuỷu chung ( hình 1 ).
Với động cơ nhiều xi lanh các kỳ nổ của các xi lanh được phân bố đều trong một chu trình công tác của động cơ. Sự sắp xếp các kỳ nổ của các xi lanh theo một thứ tự nhất định gọi là thứ tự làm việc của động cơ.
Hình 4.1 - Bố trí trục khuỷu – thanh truyền động cơ nhiều xi lanh
Với mỗi động cơ khác nhau thì sẽ có thứ tự nổ của các xilanh khác nhau. Ví dụ với động cơ 4 kỳ, thứ tự nổ của động cơ như sau :
Dưới đây là bảng sinh công của động cơ 4 kỳ 4 xi lanh có thứ tự làm việc: 1 –3 – 4 – 2.
Hình 4.2 – Sơ đồ bố trí khủyu của động cơ 4 xi lanh thẳng hàng + Động cơ 6 xilanh : thứ tự nổ thường là : 1-4-2-6-3-5, 1-5-3-6-2-4
Bảng sau mô tả thứ tự nổ của động cơ 6 xi lanh 1 dãy với góc lệch pha là 1200 có thứ tự làm việc là : 1 - 5 - 3 - 6 - 2 – 4
Hình 4.3 – Sơ đồ bố trí khuỷu của động cơ 6 xi lanh thẳng hàng
+ Động cơ 8 xilanh : 1-5-4-2-6-3-7-8
Bảng sinh công động cơ V8 có thứ tự làm việc: 1 - 5 - 4 - 2 - 6 - 3 -7 - 8
Hình 4.4 – Bố trí khuỷu của động cơ 8 xi lanh chử V
Thông thường thứ tự nổ của động cơ được nhà sản xuất ghi trên nắp chụp quy lát hoặc bên hông động cơ hoặc trên các tài liệu hướng dẫn kèm theo máy.
Với động cơ không ghi thứ tự nổ, để tìm thứ tự nổ của động cơ ta làm như
sau :
- Cách 1 :
Bước 1 : Tháo nắp che supap (nắp ca bô) Bước 2 : Tháo nắp đậy hông bánh đà
Bước 3 : Via (quay nhẹ) bánh đà theo chiều quay của máy (hình 4.5) và quan sát supap hút của xilanh số 1 (Thông thường xilanh số 1 là xilanh nằm ở
phía xa bánh đà) đến khi supap hút của xilanh số 1 mở hoàn toàn, ghi thứ tự nổ
là 1
Bước 4 : Tiếp tục via bánh đà và quan sát các supap hút của các xilanh còn lại. Khi supap hút của xilanh nào mở hoàn toàn thì ghi thứ tự nổ của xilanh đó.
Bước 5 : Tiếp tục via bánh đà và thực hiện như trên cho đến hết các xilanh. - Cách 2 :
Bước 1 : Tháo kim phun (béc) của tất cả các xilanh (hình 4.6) Bước 2 : Dùng giẻ bịt chặt các lổ vòi phun (béc)
Bước 3 : Tháo nắp che hông của bánh đà
Bước 4 : Via bánh đà theo chiều qua của máy, khi thấy nút vải của vòi phun (béc) xilanh nào bật ra, ghi lại thứ tự nổ của xilanh đó. Thực hiện đến hết ta sẽ
có thứ tự nổ của máy.
Hình 4.2. Tháo kim phun
2. Supap hút và supap xã
- Supap hút có nhiệm vụ đóng, mở cửa hút khi nạp cho động cơ
- Supap xả có nhiệm vụ mở cửa xả để thải khí ra ngoài
Trong động cơ thướng mỗi xilanh có 1 supap hút và 1 supap xả, tuy nhiên trong một sốđộ cơ tăng áp lớn có thể có 2 supap hút và 2 supap xả.
Để tăng lượng khí nạp cho động cơ, supap nạp thường lớn hơn supap xả. 3. Lịch kiểm tra và căn chỉnh
Trong quá trình hoạt động khe hở giữa supap và cò mổ bị thay đổi
- Khi khe hở supap quá nhỏ sẽ làm cho công suất động cơ giảm, khí xả động cơ nóng.
- Khi khe hở supap quá lớn làm công suất động cơ giảm và ồn
Do vậy định kỳ phải tiến hành kiểm tra và căn chỉnh lại khe hở supap, lịch kiểm tra và căn chỉnh supap tùy theo từng loại máy và theo từng hãng máy.
Thường sau 50 giờ đầu tiên chạy máy (khi máy mới hoặc mới đại tu), sau
đó sau khoản 1000 giờ ta kiểm tra và căn chỉnh lại.
Bảng 4.1. Mẫu kiểm tra bảo dưỡng định kỳ của máy công suất 105 Hp đến 190 Hp. LỊCH BẢO DƯỠNG MÁY Model : ………... Hiệu : ……… Công suất : …….CV Hạng mục Hằng ngày 50 giờ 250 giờ 500 giờ 1000 giờ 1500 giờ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU Két nhiên liệu 9 Lọc thô 9 Lọc tinh 9 HỆ THỐNG BÔI TRƠN Áp lực nhớt 9 Lượng nhớt cacte 9 ` Lọc nhớt ` HỆ THỐNG NƯỚC LÀM MÁT Lượng nước ngọt 9
Lượng nước giải nhiệt 9
Kẽm chống mòn Cánh bơm nước biển 9 Vệ sinh sinh hàn 9 Vệ sinh bơm nước ngọt 9 NẮP QUY LÁT Khe hở supap ` 9 Đế supap + lót supap 5000
Chú thích : Thay mới 9 Kiểm tra, vệ sinh, châm thêm ` : Thay cho lần
đầu
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy YANMAR 6CH công suất 105 Hp đến 190 Hp.
4. Kiểm tra và căn chỉnh
Khi đến định kỳ kiểm tra ta tiến hành kiểm tra và căn chỉnh lại khe hở supap như sau : - Chuẩn bị dụng cụ : + Bộ cờ lê + Bộ tuýp + Bộ tuốt nơ vít + Thước lá căn khe hở (hình 4.3) Hình 4.3. Thước lá + Cây via máy
+ Giẽ lau
Bước 1 : Tháo nắp che dàn supap
Bước 2 : Tháo ống dầu nối các kim phun (béc) Bước 3 : Tháo kim phun (béc)
Bước 4 : Tháo nắp che hông bánh đà
Bước 5 : Xác định thứ tự nổ của máy (Xem trên nhãn hoặc thực hiện như
các cách đã nêu phần trước)
Bước 6 : Via bánh đà theo chiều quay của máy và quan sát điểm đánh dấu trên bánh đà và supap xi lanh số 1, đến khi điểm đánh dấu trên bánh đà chỉ piston đang ở điểm chết trên đồng thời supap hút và supap xả đang đóng (Đây chính là cuối kỳ nén và đầu kỳ nổ của xilanh)
Bước 7 : Dùng thước lá kiểm tra khe hở của supap hút và supap xả. Giá trị
khe hở của supap hút và supap xả theo hướng dẫn sử dụng của máy. Thông thường khe hở của supap hút là 0.03mm và của supap xả là 0.035mm.
Kiểm tra bằng cách lấy lá của thước có độ dày bằng độ dày muốn kiểm tra (Ví dụ muốn kiểm tra khe hở 0.03mm ta dùng lá có độ
dày 0.03mm), sau đó đưa lá thước vào khe hở kéo ra kéo vào cảm nhận độ sít của lá thước, nếu nhẹ quá là khe hở quá lớn còn nếu quá cứng thì khe hở quá bé. Khi khe hở không đúng ta tiến hành căn chỉnh lại khe hở (hình 4.4)
Hình 4.4. Kiểm tra khe hở supap Bước 8 : Dùng cờ lê (khóa) nới lỏng ốc chỉnh cò
Bước 9 : Đưa lá thước có độ dày muốn chỉnh vào khe hở supap
Bước 10 : Dùng Tuốt nơ vít siết vào hoặc xả Bulông chỉnh cò đồng thời kiểm tra độ cứng của thước bằng cách kéo lá thước vào và ra cho
Hình 4.5. Căn chỉnh he hở supap
Bước 11: Một tay giữ chặt tuốt nơ vít, một tay dùng cờ lê (khóa) xiết chặt
ốc chỉnh cò.
Bước 12 : Thực hiện kiểm tra lại khe hở, nếu không đạt tiến hành căn chỉnh lại như trên. (bước 10)
Bước 13 : Thao tác tương tự cho supap còn lại.
Bước 14 : Via bánh đà và quan sát saupp của xilanh sẽ nổ tiếp theo và dấu trên bánh đà. Thao tác và trình tự giống như cho xilanh số 1. Tiến hành cho đến khi hết tất cả các xilanh.
Bước 15 : Đóng nắp che hông bánh đà
Bước 16 : Lắp kim phun (béc) về vị trí cũ (hình 4.6) Bước 17 : Lắp các ống dầu cho các kim phun (béc) Bước 18 : Lắp nắp che dàn supap
Bước 19 : Vệ sinh và dọn dẹp dụng cụ, khu vực làm việc.
Hình 4.6 – Lắp kim phun về vị trí củ
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Học viên hãy chọn đúng nhiệm vụ của từng supap
Bài tập 2: Học viên hãy thực hiện công việc kiểm tra và căn chỉnh khe hở
supap
C. Ghi nhớ:
- Trong quá trình kiểm tra, căn chỉnh tuyệt đối không được đổ dầu hoặc nhớt bẩn ra ngoài môi trường.
- Nên tiến hành tuần tự cho các xilanh, tránh nhảy bước hoặc bỏ sót supap. - Giẻ lau phải được thu gom về một chổ để xử lý theo quy trình xử lý rác
Bài 5 : KIỂM TRA, CĂN CHỈNH CÁC BULÔNG BÊN NGOÀI
Mục tiêu:
- Liết kê được các bước cần thiết khi vận hành an toàn cho máy.
- Thực hiện được cách kiểm tra, xác dịnh các Bulông bên ngoài máy có dầu hiệu hoạt động không an toàn.
- Căn chỉnh được các Bulông, đai ốc bên ngoài máy
A. Nội dung
1. Sự cần thiết phải kiểm tra các Bulông, đai ốc bên ngoài máy
Trong quá trình vận hành, theo thời gian các mối nối ghép Bulông, đai ốc giữa các chi tiết bên ngoài máy có thể bị lỏng hoặc chùng. Khi các mối ghép hay liên kết đó bị lỏng, chùng thì hoạt động của nó sẽ bị sai lệch và có thể gây ra các sự cố hư hỏng nghiêm trọng sau.
- Khi Bulông chân máy bị lỏng, máy hoạt động sẽ bị rung làm cho tâm trục máy và tâm trục chân vịt không còn thẳng hàng, khi đó sẽ gây nên hư hỏng về hệ trục chân vịt.
- Khi Bulông trên hệ thống xả khí thải của động cơ bị lỏng , nó sẽ làm bung, rớt các ống xả khí thải
- Khi Bulông bích nối trục chân vịt bị lỏng cũng sẻ làm cho tâm hệ trục chân vịt và tâm trục máy không thẳng hàng do đó sẽ làm hư hệ trục chân vịt.
- Khi các Bulông, vít của các van bị lỏng, hư sẽ làm rò rỉ nước vào buồng máy, nghiêm trọng có thể gây ngập buồng máy.
- Khi dây curroa (dây đai) lai kéo bơm, dynamo bị chùng sẽ làm cho hoạt
động của các thiết bị đó không đúng, nó làm cho lượng nước qua mát giảm, máy nóng.
Vì vậy hằng ngày trước khi vận hành máy ta phải tiến hành kiểm tra và căn chỉnh lại các Bulông, dây đai (dây curroa) bên ngoài của máy, nhằm đảm bảo các thiết bị luôn trong tình trạng hoạt động tốt, tránh các sự cố xảy ra.
2. Căn chỉnh Bulông, đai ốc bên ngoài máy 2.1. Căn lại Bulông chân máy
- Bulông chân máy có nhiệm vụ giữ chặt thân máy xuống sàn tàu. Khi chân máy bị lỏng hoặc căn chình không đều sẽ làm cho máy bị xê dịch và làm lệch đường tâm máy với tâm trục chân vịt, gây ra các hư hỏng về
- Hàng ngày trước khi vân hành phải kiểm tra độ cứng của Bulông chân máy. Khi phát hiện Bulông không chặt ta phải xiết chặt Bulông đó lại trước khi cho máy vận hành. Nếu phát hiện thấy Bulông chân máy bị quá lỏng và chân máy có hiện tượng xê dịch khỏi vị trí củ. Ta phải tiến hành kiểm tra và cân chỉnh lại chân máy (hình 5.1 và hình 5.2). Xem thêm phần kiểm tra hệ trục chân vịt ở mô đun “Vận hành các thiết bị cơ khí”
để biết thêm các kiểm tra và cân chỉnh chân máy.
Hình 5.1 – Đế máy
2.2. Căn lại Bulông bích nối trục chân vịt
Tương tư nhân Bulông chân máy, các Bulông trên bích nối hệ trục chân vịt phải được kiểm tra hàng ngày, nhằm tránh sự cố xảy ra do các Bulông trên bích nối bị lỏng và làm sai lệch tâm của hệ trục và tâm máy. Cũng như làm sai lệch truyền động từ máy đến chân vịt. Nếu phát hiện thấy Bulông bích nối chân vịt bị lỏng cần phải tiến hành kiểm tra và cân chỉnh lại chân máy .
(Xem thêm phần kiểm tra hệ trục chân vịt ở mô đun “Vận hành các thiết bị cơ khí” để biết thêm các kiểm tra và cân chỉnh chân máy.)
Hình 5.3
2.3. Căn lại Bulông các đường ống, khớp nối trên máy.
Hằng ngày, trước khi vận hành máy , ta nên kiểm tra các Bulông trên
đường ống, khớp nối của máy như : Bulông các van thông biển, Bulông bắt ống xà khí, Bulông bắt co nối ống nước biển. Khi phát hiện có hiện tượng không bình thường ta lập tức khắc phục ngay, tránh để xảy ra hư hỏng.
Hình 5.6 – Bulông bắt khớp nối đường ống nước biển
2.4. Căn lại Bulông chỉnh độ căng dây đai, xích cho các bộ phận bơm, quạt
Sau thời gian vận hành, các dây đai (dây curroa) truyền động của động cơ đến bơm nước, dynamo, ... sẽ bị giản và chùng, làm cho sự dẫn động không còn hiệu quả. Khi dây curroa (dây đai) dẫn động bơm nước bị chùng làm bơm không đủ lưu lượng sẽ dẫn đến thiếu nước làm mát cho máy và máy nóng, công suất máy giảm, dễ hư hỏng, ...
Định kì sau khoản 500 giờ chạy máy, ta phải kiểm tra độ căn dây đai (dây curroa) dẫn động bơm nước, dynamo, quạt gió, ...
Khi nhận thấy độ nhùng của dây lớn , nhiều hơn 10 – 15 mm, ta phải căn chỉnh lại đô căng của dây. (hình 5.7)
- Chuẩn bị dụng cụ : + Bộ cờ lê (khóa) + Bộ tuốt nơ vít - Các bước thực hiện
Bước 1 : Nhấn tay vào khoản giữa dây curroa (dây đai), kiểm tra xem độ
nhùng của dây.
Bước 2 : Dùng khóa tháo đai ốc hãm
Bước 3 : Dùng thanh sắt bẩy bơm nước hoặc dynamo về phía xa đến khi