Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2.3.2. Phổ phản xạ của Ag-TiO2/Bent với Tỉ lệ Ag thay đổ
Phạm Thanh Đồng
(c) (d)
2,5%
TiO2
(e) (f)
Hình 25: Phổ DRS của xúc tác Ag-TiO2/bent 700oC với các tỉ lệ Ag
(a) 1,0% (b) 2.5%; (c) 5.0%; (d) 7.5%; (e) 10.0% và (f) chồng phổ của các phổ trên
Kết quả phổ hình 25 cho thấy khả năng hấp thụ quang tại vùng ánh sáng khả kiến của vật liệu Ag-TiO2/bent tỉ lệ thuận với hàm lượng Ag cấy lên vật liệu (hình 25). Tuy nhiên khả năng hấp thụ quang chỉ tăng đến tỉ lệ bạc nhất định (2.5%). Nếu tiếp tục tăng hàm lượng bạc, khả năng hấp thụ quang sẽ giảm xuống. Điều này có thể giải thích rằng khi cấy Ag vào vật liệu TiO2, Ag có thể bẫy các electron kích thích từ TiO2 dẫn đến làm tăng hoạt tính xúc tác của TiO2 nhưng khi hàm lượng Ag trong xúc tác tăng lên cao nó có thể gây ra một số hạn chế như : việc hấp thụ ánh sáng của TiO2 giảm, hạn chế các chất hữu cơ tiếp xúc với bề mặt TiO2, trở thành tâm tái kết hợp electron và lỗ trống [22]. Vì vậy, khi hàm lượng Ag tăng quá 2.5%, khả năng hấp thụ quang của xúc tác giảm xuống.
Phạm Thanh Đồng
Như vậy theo kết quả phổ hấp thụ UV-Vis (hình 25f) ta thấy vật liệu Ag-TiO2/Bent có khả năng hấp thụ quang cao nhất khi hàm lượng Ag là 2.5%. Điều này giúp chúng tôi tiên đoán rằng vật liệu 2.5% Ag-TiO2/Bent có khả năng xúc tác phân hủy các hợp chất hữu cơ tốt nhất. Các kết quả thu được từ việc sử dụng các phương pháp vật lý để phân tích hoạt tính của vật liệu sẽ được làm rõ hơn khi chúng tôi sử dụng xúc tác cho phản ứng phân hủy phenol.