Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2.1. Ảnh hưởng của pH đến khả năng xúc tác quang hóa phân hủy phenol
phản ứng phân hủy phenol
3.2.1. Ảnh hưởng của pH đến khả năng xúc tác quang hóa phânhủy phenol hủy phenol
Để khảo sát ảnh hưởng của pH dung dịch đến quá trình phân huỷ phenol. Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm với các dung dịch phenol có nồng độ khoảng 100 ppm được điều chỉnh về pH ở các giá trị lần lượt là: 2, 3, 4, 5. Sau khoảng thời gian 0, 30, 60, 120,180 và 240 phút lấy một lượng dung dịch vừa đủ để xác định hàm lượng phenol. Các bước để xác định hàm lượng phenol còn lại được trình bày chi tiết ở phần ( 2.4.2). Kết quả thu được trình bày tại bảng 7 .
Bảng 7 : Sự biến đổi nồng độ phenol theo thời gian khi xử lý dung dịch ở các pH khác nhau
Thời gian (phút) Lượng phenol còn lại (%)
pH=2 pH=3 pH=4 pH=5 0 100 100 100 100 30 85 80 89 93 60 70 64 77 81 120 43 36 55 61 180 18 14 32 40 240 5 3 15 19
Phạm Thanh Đồng
Hình 26 : Sự giảm nồng độ phenol theo thời gian ở các pH khác nhau.
Kết quả thí nghiệm ở bảng 7 và hình 26 cho thấy, sau thời gian 240 phút, lượng phenol trong dung dịch có pH bằng 2 chỉ còn lại 5% và trong dung dịch có pH bằng 3 chỉ còn lại 3%, trong khi đó tại dung dịch có pH là 4 thì lương phenol còn lại là 15% và trong dung dịch có pH bằng 5 thì lượng phenol còn lại là 19% . Khi tiến hành phản ứng ở pH lớn hơn 5, chúng tôi quan sát thấy có sự bong ra của TiO2, làm cho dung dịch trở nên đục và không thể tiến hành xác định mật độ quang được. Mặt khác, ở pH lớn hơn 5 nếu dùng vật liệu này để làm xúc tác thì việc bong ra của TiO2 sẽ gây ô nhiễm thứ cấp cho dung dịch sau xử lý. Từ kết quả thu được chúng tôi đưa ra kết luận pH thích hợp để xử lý phenol trong nước là 3.