Qua một thời gian áp dụng, tôi tự nhận thấy trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, triển khai áp dụng các thủ thuật sử dụng trực quan, các yếu tố nêu trên vào hoạt động cho trẻ khám phá, tôi đã thu được kết quả rất khả quan như sau:
5.1 Đối với giáo viên:
- Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi kiến thức và hiểu biết của bản thân. Xây dựng những tiết học, những hoạt động với nhiều hình thức và nội dung mới nhằm thu hút và cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ khám phá khoa học và xã hội đạt kết quả cao không gây sự nhàm chán cho trẻ.
- Xây dựng được môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học đẹp, khoa học, xanh, sạch thoáng mát thu hút trẻ và phát huy được sự tích cực của trẻ.
- Được các bậc phụ huynh tin tưởng, ủng hộ và cùng phối hợp để công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao.
5.2 Đối với trẻ:
- Qua việc tạo môi trường học tập cho trẻ tôi đã thu được kết quả lớp học khang trang sắp xếp bố cục ở các góc gọn gàng trẻ hứng thú tham gia hoạt động có đồ dùng đồ chơi đưa vào sử dụng trong các tiết học đã giúp trẻ được quan sát tri giác các đồ vật một cách trực tiếp từ đó trẻ hiểu biết nhiều, quan sát tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu mà cô đưa ra, so sánh và phân loại rõ ràng, ngôn ngữ phát triển tốt, tư duy của trẻ nhanh nhậy và chính xác hơn.
- Qua góc thiên nhiên này tôi thấy trẻ được tiếp xúc trực tiếp với các sự vật trẻ hứng thú học tập và nhận thức sâu sắc về các hiện tượng .
- Qua việc tạo các điều kiện cho trẻ tiếp xúc các sự vật hiện tượng và môi trường xunh quanh trẻ tôi thấy nhận thức của trẻ được mở rộng, khả năng quan sát, tri giác của trẻ phát triển tốt đa số trẻ thể hiện được tính tích cực chủ động khi quan sát đối tượng trong quá trình quan sát trẻ tỏ ra nhanh nhẹn linh hoạt và phát triển nhiều vốn kinh nghiệm và vốn từ của trẻ trở nên phong phú hơn khả năng diễn đạt tổt hơn, trẻ hứng thú với giờ học hơn.
- Kĩ năng quan sát và kĩ năng nhận biết đối tượng của 24 trẻ lớp tôi phụ trách đã tiến bộ rõ rệt, được thể hiện qua bảng khảo sát sau:
Bảng số liệu cuối năm
(Thời gian khảo sát 4/1 – 29/1/ 2021)
Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Kĩ năng quan sát 20/24 83,3 4/24 16,7 0 0 0 0 Kĩ năng nhận
biết đối tượng 18/24 75 5/24 20,8 1/24 4,2 0 0
Qua bản so sánh đối chứng giữa đầu năm và cuối năm ta thấy kết quả của trẻ tăng lên đáng kể như: Về kỹ năng quan sát tốt tăng 7 cháu đạt 29%, trung bình giảm 2 cháu đạt 8,3 %. Về kỹ năng nhận biết loại tốt tăng 6 cháu đạt 25 %, trung bình và yếu giảm 3 cháu đạt 12,5 %.
5.3 Đối với phụ huynh:
- Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng dạy trẻ khám phá khoa học đối với sự phát triển của trẻ.
- Tạo điều kiện với cô giáo để trẻ được làm quen với môi trường xung quanh đạt hiệu quả cao nhất, đó cũng đã góp phần nâng cao chất lượng khám phá khoa học.
- Đã quan tâm đến các hoạt động của trẻ, nhiệt tình sưu tầm và kết hợp với giáo viên cải tiến hoạt động khám phá khoa học của trẻ để phù hợp với nhu cầu cũng như tâm sinh lý của trẻ, giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động ở trường, lớp.