Sức khỏe cộng đồng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TP HỒ CHÍ MINH (Trang 33 - 35)

Sự gia tăng số cơn lũ ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh trong thành phố và các bệnh tật liên quan. Biến đổi khí hậu với sự gia tăng nhiệt độ, cộng thêm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, có khả năng tác động tiêu cực đối với sức khỏe cộng đồng. Trong các trận lũ, hệ thống nước thải, các hố vệ sinh bể tự hoại có khả năng bị ngập và tràn chất thải ra ngoài, gây ô nhiễm nguồn nước. Khi người dân tiếp xúc với nước lũ bị ô nhiễm dễ mắc

mắc các bệnh đường ruột như dịch tả, kiết lỵ, tiêu chảy. Nhiệt độ thay đổi ảnh hưởng đến sức khở người cao tuổi và người bệnh, tăng tỉ lệ tử. Nhiệt độ tăng do khí hậu thay đổi, cùng với hiện tượng nghịch đảo nhiệt đô thị và ô nhiễm không khí làm gia tăng tỷ lệ tử vong. Nhiệt độ cao, môi trường ô nhiễm tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh. Các bãi chôn lấp, bãi nước tù đọng lưu trữ tích lũy các nguồn ô nhiễm nên nếu bị ngập, có thể lan truyền các chất ô nhiễm ra ngoài trên diện rộng, gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

2.2.6 Giao thông vận tải

Mạng lưới giao thông đường bộ của TP HCM được dự báo là dễ bị tổn thương từ sự gián đoạn và phá hủy của những cơn lũ cực đoan xuất hiện thường xuyên đến năm 2050. Đáng kể là sự gián đoạn về kinh tế của thành phố, ngăn chặn lượng khách hàng và lưu thông hàng hóa từ các cảng biển và khu công nghiệp. Đến năm 2050, trong điều kiện lũ cực đoan mà không có kế hoạch kiểm soát lũ cụ thể, tất cả các hạng mục công trình đường giao thông sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm đường trục (45km), đường vành đai (176km), đường cao tốc (115km), đường giao thông quốc gia và cấp tỉnh (151km), 50% các giao lộ hiện hoạt động và 80% các giao lộ trong kế hoạch xây dựng cũng như vô số các tuyến đường khác. Trong khi đó, nếu có kế hoạch kiểm soát lũ sẽ bảo vệ các tuyến đường trục và đường vành đai ở một mức độ nào đó.Các con đường, đặc biệt là đường bờ kè và cống để ngăn chặn dòng chảy ngang của nước cũng có thể bị phá hủy.

Đến năm 2050, các tuyến đường sắt, đường ray xe lửa, đường tàu điện trong kế hoạch cũng sẽ rơi vào nguy cơ bị thiệt hại bởi các cơn lũ cực đoan. Khoảng 187km đường sắt, 33km đường ray xe lửa và các tuyến đường trên cao, 36km đường tàu điện ngầm dự đoán sẽ nằm trong vùng ngập nước do lũ cực đoan vào khoảng năm 2050. Sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành đang quy hoạch đươc xây dựng ở vùng đất cao hơn nên có thể không bị ngập do lũ nhưng trở nên khó tiếp cận. Trng khi có nhiều đề xuất để di dời các cảng biển chính của nước ta dọc song Sài Gòn, các khu vực cảng chuyên dụng sẽ vẫn duy trì hoạt động dọc sông Đồng Nai và sông Nhà Bè. Những khu vực này sẽ phải chịu ảnh hưởng của lũ lụt và không được bảo vệ bởi các dự án kiểm soát lũ đã đề

xuất. Những dòng chảy ở nơi qua lại của tàu bè yêu cầu phải nạo vét lòng sông thường xuyên hơn nếu tăng sự lắng đọng đầu nguồn và lở đất bờ sông.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TP HỒ CHÍ MINH (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)