KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền các chủng vi khuẩn bạc lá lúa xanthomonas oryzae pv- oryzae ở miền bắc việt nam (Trang 43 - 45)

- Kết quả xác định vi khuẩn Xoo bằngPCR:

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

- Chúng tôi đã thu thập, nuôi cấy và phân lập thành công các mẫu vi khuẩn mới thu thập vụ mùa 2007 và các mẫu vi khuẩn theo Phan Hữu Tôn, 2002. - Đã xác định chính xác vi khuẩn Xoo ở các mẫu bằng môi trường chọn lọc đặc hiệu và kiểm tra bằng kỹ thuật PCR nhân đoạn gen đặc trưng cho Xoo

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu đa dạng di truyền bằng rep-PCR và IS- PCR, chúng tôi đã xác định và phân lập được từ 17 mẫu vi khuẩn Xoo ban đầu thành 13 nhóm vi khuẩn khác nhau ở hệ số tương đồng di truyền là 0,95:

Nhóm Tên các chủng trong nhóm Nguồn gốc thu thập

Nhóm 1 Mẫu R1: HAU - 01043 Hà Nội

Nhóm 2 Mẫu R2: HAU 020361

Mẫu R3: HAU 020083

Thuận Châu, Sơn La Quỳnh Lưu, Nghệ An

Nhóm 3 Mẫu R5: HAU 020131

Mẫu 15

Diễn Châu, Nghệ An Chí Linh, Hải Dương

Nhóm 4 Mẫu R6: HAU 020346

Mẫu R7: HAU 020191 Mẫu R8: HAU 020201

Yên Bình, Yên Bái Bình Giang, Hải Dương Bình Giang, Hải Dương

Nhóm 5 Mẫu R9: HAU 020371 Thuận Châu, Sơn La

Nhóm 6 Mẫu R10: HAU 020321 Yên Bình, Yên Bái

Nhóm 7 Mẫu R11: HAU 020081 Quỳnh Lưu, Nghệ An

Nhóm 8 Mẫu R12: HAU 010081 Hải Dương

Nhóm 9 Mẫu 2 Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội

Nhóm 10 Mẫu 4 Sóc Sơn, Hà Nội

Nhóm 11 Mẫu 5 Sóc Sơn, Hà Nội

Nhóm 12 Mẫu 8 Sóc Sơn, Hà Nội

- Chúng tôi đã xây dựng được phổ kháng nhiễm và cây phân loại các chủng nghiên cứu với các dòng đẳng gen kháng bạc lá của 17 mẫu nghiên cứu. - Qua quá trình lẫy nhiễm nhân tạo, chúng tôi khẳng định lại ngoài gen Xa21 là một gen kháng ổn định đã được sử dụng rộng rãi thì còn có gen lặn xa5 và gen trội Xa7 cũng là 2 gen kháng hữu hiệu đối với hầu hết các chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa ở miền Bắc Việt Nam. Điều này rất có ý nghĩa thực tiễn đối với các nhà chọn tạo giống lúa kháng bệnh bền vững tại miền Bắc Việt Nam.

5.2. Đề nghị

- Ứng dụng phương pháp nghiên cứu đa dạng rep-PCR và IS-PCR với các vùng sinh thái khác nhau tại Việt Nam: miền duyên hải Trung bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long,...

- Đề nghị tiếp tục nghiên cứu bộ genome của vi khuẩn và vị trí bắt cặp của các primer trong rep-PCR và IS-PCR để tìm được mồi đặc hiệu nhằm phân lập tính độc của các chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá tại Việt Nam.

Phần 6:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền các chủng vi khuẩn bạc lá lúa xanthomonas oryzae pv- oryzae ở miền bắc việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w