- Số liệu năm học 2014-2015; 2015 -2016.
- Số liệu khảo sát thực tế của Cán bộ quản lý, Ban chỉ đạo, Giáo viên. - Số lượng: 69 phiếu điều tra. (Trong đó có 28 phiếu điều tra cán bộ trong ban chỉ đạo HĐGDNGLL, 41 phiếu dành cho giáo viên). Kết quả thu được đánh giá theo thang điểm 3 mức độ: Tốt, Trung bình, chưa tốt.
- Cách tính điểm cách tiêu chí điều tra về biện pháp quản lý HĐGDNGLL của cán bộ giáo viên trường THCS Tam Hiệp, Thanh Trì Hà Nội:
Nhận thức: Quan trọng: 3 điểm Bình thường: 2 điểm Không quan trọng: 1điểm Thực hiện: Tốt: 3 điểm
Bình thường: 2 điểm Chưa tốt: 1 điểm - Công thức tính %
- Công thức tính mức trung bình X
- Hệ số tương quan trong thứ bậc Spec man.
2.2.5. Thời gian khảo sát.
- Tháng 9/2016 – tháng 12/2016.
2.3. Thực trạng Hoạt động GDNGLL ở trƣờng THCS Tam Hiệp.
2.3.1. Nhận thức về vai trò Hoạt động GDNGLL theo hướng phát triển năng lực người học
2.3.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL.
Để nắm được thực trạng về nhận thức vai trò của HĐGDNGLL ở trường THCS Tam Hiệp, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu đối với khách thể quản lý là Cán bộ quản lý và giáo viên. Kết quả được thể hiện:
Bảng 2.1: Nhận thức tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong nhà trường
stt Mức độ Cán bộ quản lý Giáo viên Chung
SL % SL % SL % 1 Rất quan trọng 18 64,3 27 65,8 45 65,2 2 Quan trọng 7 25,0 08 19,5 15 21,7 3 Bình thường 3 10,7 05 12,2 8 11,6 4 Ít quan trọng 0 0,0 01 2,4 01 1,44 5 Không quan trọng 0 0,0 0 0,0 0 0,0
Kết quả khảo sát cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL trong nhà trường, thể hiện có tới 60 ý kiến (86,9%) đánh giá mức độ rất quan trọng và quan trọng, chỉ có 08 ý kiến (11,6%) đánh giá mức bình thường, vẫn còn 01 (1,44%) ý kiến nào đánh giá mức độ không quan trọng. Qua phỏng vấn thì hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng, ngoài những giờ học trên lớp thì hoạt động GDNGLL có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện cho học sinh THCS. Tuy vậy, hiệu trưởng cần có biện pháp để nâng cao nhận thức giáo viên và các lực lượng giáo dục trong trường toàn diện hơn về hoạt động GDNGLL theo hướng phát triển năng lực người học vì vẫn còn 1 số giáo viên còn coi nhẹ, chỉ tập trung vào học tập và thi cử.
2.3.1.2. Biểu hiện vai trò của HĐGDNGLL ở trường THCS.
Vai trò của hoạt động GDNGLL được thể hiện như thế nào trong nhà trường? Vai trò của hoạt động GDNGLL được các khách thể khảo sát là cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá trong bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2: Vai trò của HĐGDNGLL trong nhà trường THCS
Vai trò
Cán bộ quản lý
Giáo viên Chung
SL % SL % SL %
1. HĐGDNGLL là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn xã hội.
26 92,8 36 87,8 62 89,8
2. HĐGDNGLL là sự hỗ trợ hoạt động dạy học, tạo nên sự cân đối hài hòa trong quá trình sư phạm tổng thể nhằm thực hiện mục tiêu cấp học.
21 75,0 27 65,0 48 69,5
3. HĐGDNGLL bổ sung và hoàn thiện
những tri thức đã học trên lớp. 20 71,4 30 73,2 50 72,5 4. HĐGDNGLL là điều kiện quan trọng
5. HĐGDNGLL phát huy tính chủ động,
tích cực, sáng tạo, của học sinh THCS. 21 75,0 30 73,2 51 73,9 6. HĐGDNGLL rèn luyện và phát triển
năng lực hoạt động, tổ chức, giao tiếp ứng xử, hợp tác, giải quyết vấn đề của học sinh trong các tình huống.
25 86,3 35 85,4 60 86,7
7. HĐGDNGLL góp phần hình thành
nhân cách cho học sinh THCS 18 64,3 30 73,2 48 69,6 8. HĐGDNGLL GD đạo đức cho HS
THCS 18 64,3 32 73,1 50 72,5
9. HĐGDNGLL thu hút và phát triển được tiềm năng các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục.
21 75,0 28 65,8 49 71,0
Nhận xét:
Kết quả điều tra ở bảng 2 cho thấy nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của hoạt động GDNGLL khá cao, với 9/9 các biểu hiện đều đạt từ mức độ 69,5% đến 89,8%.
Biểu hiện vai trò của hoạt độngGDNGLL trong nhà trường thể hiện rất phong phú và mức độ nhận thức về các biểu hiện vai trò của hoạt động GDNGLLkhông như nhau mà được các khách thể đánh giá khác nhau.
Vai trò của hoạt động GDNGLL được đánh giá cao nhất là “HĐGDNGLL là con đường ngắn gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn xã hội” chiếm 89,6%. Những kiến thức lý thuyết đã học trên lớp, để thực hành, trang bị kĩ năng cho học sinh thì con đường ngắn nhất đó là cho học sinh được thực hành qua những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, những hình thức của hoạt động GDNGLL được tổ chức ở trường THCS.
Tiếp theo là “HĐGDNGLL rèn luyện và phát triển năng lực hoạt động, tổ chức, giao tiếp ứng xử, hợp tác, giải quyết vấn đề của học sinh trong các tình huống”, chiếm tới 86,7%. Khi tổ chức các HĐGDNGLL như sinh hoạt dưới
cờ, sinh hoạt theo chủ điểm, các hoạt động tập thể, học sinh được rèn luyện những phẩm chất. Học sinh được trực tiếp tham gia hoạt động, tự mình xây dựng kế hoạch và hợp tác theo nhóm để giải quyết các vấn đề được yêu cầu.
Cuối cùng là “ hoạt động GDNGLL là sự hỗ trợ hoạt động dạy học, tạo nên sự cân đối hài hòa trong quá trình sư phạm tổng thể nhằm thực hiện mục tiêu cấp học” chiếm thấp nhất có 69,5% ý kiến.
2.3.2. Thực trạng về mức độ thực hiện các hình thức hoạt động GDNGLL theo hướng phát triển năng lực người học.
Về mức độ thực hiện các hình thức HĐGDNGLL ở trường THCS Tam Hiệp, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu đối với khách thể quản lý là cán bộ quản lý và giáo viên. Kết quả được thể hiện trong bảng 2.3
Bảng 2.3: Mức độ thực hiện hình thức HĐGDNGLL trong nhà trường THCS.
Các hình thức HĐGDNGLL Các mức độ đánh giá
X
Thứ bậc
Tốt Trung bình Chưa tốt 1. Mít tinh kỷ niệm những ngày lễ
lớn. 18 43,9 23 56,1 0.0 2,43 4
2. Hội diễn văn hóa, văn nghệ của
lớp, trường. 15 36,6 23 56,1 03 7,3 2,29 11 3. Tham quan danh lam thắng cảnh. 18 43,9 18 43,9 05 12,2 2,31 10 4. Hội thi, cắm trại, báo tường, kể
chuyện. 15 36,6 25 61,0 01 2.4 2,34 7
5. Lao động vệ sinh lớp – trường,
chăm sóc công trình măng non. 19 46,3 22 53,7 0 2,46 3 6. Trồng cây, bảo vệ môi trường. 13 31,7 28 68,3 0 2,32 8 7. Giúp đỡ gia đình thương binh
liệt sĩ. 20 48,8 21 51,2 0 2,48 2
8. Từ thiện, giúp đỡ người khó
khăn… 19 46,3 20 48,9 02 4,8 2,41 5
học đường.
10. Sinh hoạt Đội TNTP Hồ Chí
Minh, công tác Kế hoạch nhỏ. 13 31,7 28 68,3 0 2,23 9 11. Hoạt động tập thể, thể dục thể
thao. 12 29,3 29 70,7 0 2,27 12
12. Tham quan di tích lịch sử. 20 48,8 19 46,4 02 4,8 2,44 6
Nhận xét.
- Mức độ thực hiện các hình thức GDNGLL được các khách thể khảo sát là cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức độ thực hiện Trung bình với điểm trung bình chung của tất cả các hình thức HĐGDNGLL X = 2,37
- Mức độ thực hiện các hình thức hoạt động GDNGLL được đánh giá không đều nhau. Các hình thức tổ chức được đánh giá thực hiện tốt là: Phòng chống các TNXH, bạo lực học đường. (X = 2,51). Các hình thức được tiến hành như trong giờ hoạt động GDNGLL, nhà giáo dục cung cấp các tri thức về các TNXH; trong giờ sinh hoạt dưới cờ có thể truyền thông về tác hại và cách phòng chống; các hội thi, chuyên đề, học sinh được diễn tiểu phẩm,…
Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ. (X = 2,48). Trong ngày 27/7, nhà trường tổ chức cho học sinh chăm sóc các công trình như Nghĩa trang liệt sĩ xã, Đài tưởng niệm Bác Hồ, thi tìm hiểu về các nhân vật anh hùng trong thời kì kháng chiến; tổ chức tham hỏi các gia đình bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Lao động vệ sinh lớp – trường, chăm sóc công trình măng non. (X = 2,44). Vào sáng thứ 6 hàng tuần, Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức cho các lớp tổng vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường. Các hoạt động trồng cây, chăm sóc cây, chăm sóc công trình măng non do lớp đăng kí hoặc cả khối cùng chăm sóc, trang trí các bồn cây cảnh theo những chủ điểm chào mừng các ngày lễ lớn.
- Mức độ thực hiện các hình thức hoạt động GDNGLL được đánh giá Khá là: Hoạt động tập thể, thể dục thể thao (X = 2,27). Thực hiện kế hoạch của Hội Đồng Đội Huyện Thanh Trì, hằng năm đều có các Hội thi rèn luyện sức khỏe dành cho học sinh; tổ chức “Hội khỏe Phù Đổng”; các phong trào
“chạy giải báo Hà Nội Mới”, hoặc các buổi tập thể dục giữa giờ, rèn luyện sức khỏe trong hè.
Hội diễn văn hóa, văn nghệ của lớp – trường (X = 2,29). Mỗi khi Tết đến xuân về, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo của huyện, Nhà trường huy động giáo viên chủ nhiệm, giáo viên, học sinh có năng khiếu tham gia hội diễn “Mừng Đảng mừng xuân”, sau khi tham gia sinh hoạt hè, các đội tuyển như “Ca khúc măng non – múa hát tập thể” lại tích cực luyện tập, nhà trường còn tích cực tham gia thi “Giai điệu tuổi hồng”, Liên hoan tiếng hát thầy và trò,…
Kết quả khảo sát là cơ sở thực tiễn tốt cho công tác quản lý hoạt động GDNGLL theo hướng phát triển năng lực của người học để tổ chức các hoạt động phong phú, thu hút học sinh tham gia.
2.3.3. Thuận lợi, khó khăn khi tổ chức HĐGDNGLL theo hướng phát triển năng lực người học ở trường THCS Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Để nắm được những điều kiện thuận lợi và khó khăn tác động đến tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS Tam Hiệp, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu đối với khách thể quản lý là giáo viên trong trường. Kết quả được thể hiện trong bảng 2.4 và bảng 2.5.
* Thuận lợi.
Bảng 2.4: Những thuận lợi khi tổ chức HĐGDNGLL trong nhà trường THCS
Thuận lợi Chung
SL %
1. Các cấp quản lý GD quan tâm, chỉ đạo thực hiện với hệ
thống văn bản chỉ đạo cụ thể, kịp thời 35 85,5 2. Cán bộ quản lý, GVCN ý thức được tầm quan trọng, vai trò
của HĐGDNGLL 25 60,9
3. Cán bộ quản lý và GVCN có trình độ chuyên môn, tích cực trau dồi kiến thức, đưa ra nhiều giải pháp tích cực nâng cao chất lượng HĐGDNGLL.
19 46,4
4. Phối hợp các lực lượng, đoàn thể, hội phụ huynh đối với
HĐGDNGLL. 27 65,9
5. Học sinh hứng thú, năng động, có kĩ năng tổ chức
Nhận xét:
Các thuận lợi được khảo sát gồm 5 thuận lợi về nhà quản lý, đối tượng học sinh được thụ hưởng sự quản lý, sự phối hợp các lực lượng tổ chức HĐGDNGLL. Các thuận lợi được khách thể đánh giá ở mức độ khác nhau.
Thuận lợi được đánh giá cao nhất: Các cấp quản lý GD quan tâm, chỉ đạo thực hiện với hệ thống văn bản chỉ đạo cụ thể, kịp thời với 35/41 ý kiến. Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn kịp thời sẽ giúp hiệu trưởng chủ động hơn, định hướng được cách tổ chức hoạt độngGDNGLL của các lực lượng GD.
Thứ hai thuộc về hứng thú, năng động, có kĩ năng tổ chức của học sinh với 28/41 ý kiến. Đây là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học, đối tượng chính là học sinh, và thực hiện có thành công hay không là do hứng thú, sở thích, nhu cầu của các em. Nhà giáo dục trên cơ sở các nhu cầu đó đều lên kế hoạch, phương pháp, hình thức để tổ chức các hoạt động.
Phối hợp giữa các lực lượng, đoàn thể, hội phụ huynh đối với hoạt động GDNGLL với 25/41 ý kiến. Các lực lượng tổ chức hoạt động GDNGLL cần phải phối hợp chặt chẽ, đặc biệt là hội phụ huynh cần phải phát huy vai trò hỗ trợ nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo có hiệu quả hơn, có đủ nhân lực và kinh phí tổ chức. Ngoài ra cán bộ quản lý và GVCN có trình độ chuyên môn, tích cực trau dồi kiến thức, đưa ra nhiều giải pháp tích cực nâng cao chất lượng hoạt độngGDNGLL với 19/41 ý kiến.
Các thuận lợi trên là điều kiện tốt để tổ chức hoạt động GDNGLL có hiệu quả ở trường THCS Tam Hiệp. Bản thân các nhà quản lý, tổ chức hoạt động trong nhà trường phải nhận thức rõ các thuận lợi để phát triển các năng lực của người học.
* Khó khăn.
Bảng 2.5: Khó khăn khi tổ chức hoạt độngGDNGLL trong nhà trường
stt Khó khăn Chung
SL %
1 HĐGDNGLL chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, chương trình
2 Cán bộ quản lý và giáo viên chưa có cái nhìn toàn diện, phó thác, coi đó là việc của các tổ chức đoàn thể như Tổng phụ trách Đội, Đoàn TNCS.
26 63,4
3 Hình thức tổ chức HĐGDNGLL chưa sáng tạo, phương pháp nghèo nàn, máy móc, lệ thuộc vào văn bản hướng dẫn cấp trên
28 68,3
4 Không có đủ kinh phí, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu
cầu tổ chức HĐGDNGLL. 35 85,4
5 Năng lực tổ chức HĐGDNGLL còn hạn chế. 31 80,7 Nhận xét.
Các khó khăn khi tổ chức các hoạt động GDNGLL có nhiều khó khăn với những mức độ đánh giá khác nhau: Khó khăn được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá nhiều nhất là: Không có đủ kinh phí, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu tổ chức HĐGDNGLL với 85,4% ý kiến, điều này được xác nhận bằng việc thống kê cơ sở vật chất dành cho tổ chức HĐGDNGLL còn ít, nhiều hoạt động khi tổ chức chưa có đủ cơ sở vật chất cần thiết. Thiết bị để tổ chức HĐGDNGLL nhiều, kinh phí đầu tư lớn nên gây nhiều khó khăn.
Thứ hai là: Năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL còn hạn chế với 80,7% ý kiến; hoạt động GDNGLL chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, chương trình đơn điệu, cứng nhắc với 73,2% ý kiến. Sở dĩ các hoạt động GDNGLL hiện nay chưa đạt hiệu quả như mong muốn vì người tổ chức thiếu những năng lực cần thiết như năng lực lập kế kế hoạch, tổ chức, đánh giá.
Nhận thức được khó khăn trên là cơ sở thực tiễn giúp cho các nhà quản lý nhà trường tổ chức tốt hơn các hoạt độngGDNGLL.
2.4. Thực trạng quản lý HĐGDNGLL theo hƣớng phát triển năng lực ngƣời học ở trƣờng THCS Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, tp Hà Nội.
2.4.1. Đánh giá tổng thế biện pháp quản lý HĐGDNGLL.
2.4.1.1. Thực trạng mức độ nhận thức tầm quan trọng của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, tp Hà Nội.
Để khảo sát thực trạng nội dung quản lý HĐGDNGLL theo hướng phát triển năng lực của người học, có cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản
Tam Hiệp. Nội dung điều tra về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện với 6 nội dung quản lý hoạt độngGDNGLL đang được tiến hành.
Bảng 2.6: Mức độ nhận thức tầm quan trọng của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo hướng phát triển các năng lực người học
Nội dung quản lý
Cán bộ quản lý Giáo viên Chung
X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc 1. Quản lý lập kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL 68 2,43 3 99 2,41 3 167 2,42 2 2. Quản lý thực hiện phương
pháp tổ chức HĐGDNGLL 65 2,32 5 98 2,39 4 163 2,36 5 3. Quản lý hình thức tổ chức
HĐGDNGLL 69 2,46 2 95 2,32 5 164 2,37 4