a. Mạch công suất
Hình 4.7. PCB của mạch công suất
Sau khi đã thiết kế PCB thì tiến hành làm mạch in PCB. Để tiết kiệm chi phí, nhóm đã làm mạch in bằng cách thủ công. Để giao tiếp với bốn tải cần tới bốn board mạch. Khi rửa mạch cần chú ý đến kích thước của các đường mạch dữ liệu để tránh làm đứt đường mạch.
Sau đó tiến hành gắn các linh kiện và gắn các module lên mạch. Khi hàn cần chú ý cẩn thận các chân jump vì khoảng cách nhỏ có thể gây chập cháy mạch.
Hình 4.8. Mạch công suất sau khi hàn linh kiện
Hàn các chân jump giao tiếp trước, cần cẩn thận để tránh làm ngắn mạch các chân này do kích thước chân của chúng rất nhỏ. Sau đó hàn tiếp led, điện trở và buzzer lên mạch. Trong quá trình này cần chú ý đến chân âm (-), dương (+) của led và buzzer. Cuối cùng là hàn công tắc nguồn của tải. Vì kích thước chân của linh kiện lớn nên lượng thiết hàn cần nhiều và thời gian nung nóng lâu.
Hình 4.9. Mặt trên của mạch công suất
b. Mạch điều khiển
Khi đã thiết kế xong PCB thì tiến hành làm mạch in bằng cách thủ công, hạn chế làm đứt các đường mạch tín hiệu có tiết diện nhỏ.
Hình 4.10. PCB của mạch điều khiển
Mạch sử dụng nhiều jump nên khi khoan lỗ cần chọn mũi khoan đúng với kích thước của chân linh kiện.
Sau khi rửa mạch, để tránh việc mạch bị oxi hóa cần phủ một lớp nhựa thông lỏng lên bề mặt.
Sau khi hàn các jump và jack DC thì tiến hành gắn Arduino MEGA2560 và module giảm áp AMS1117. Vì số lượng chân của Arduino MEGA là rất nhiều cho nên cần cẩn thận để tránh làm hư hỏng các chân giao tiếp ngoại vi của nó.
c. Mạch nhập thông tin
Sau khi đã thiết kế mạch in thì tiến hành làm PCB bằng cách thủ công. Sau khi rửa mạch cần phủ một lớp nhựa thông lỏng lên bề mặt để tránh tình trạng oxi hóa của mạch khi đặt trong không khí.
a, Trước khi hàn b, Sau khi hàn
Hình 4.12. PCB của mạch nhập thông tin trước và sau khi hàn linh kiện
Sau đó tiến hành hàn các jump và buzzer lên mạch, trong lúc này cần tránh làm ngắn mạch các chân giao tiếp.
Hình 4.13. Mạch nhập thông tin khi đã hoàn thành
d. Kiểm tra các mạch đã thi công
Sau khi đã hoàn thiện các mạch thì cần phải kiểm tra xem mạch có đúng yêu cầu không. Đồng thời khắc phục những sai sót do quá trình thi công gây ra. Tiến hành thực hiện theo các bước:
- Bước 1: Kiểm tra mối hàn thiếc ở những chân linh kiện với đường mạch .
- Bước 2: Kiểm tra đường dây mạch liên kết các linh kiện với nhau.
- Bước 3: Cấp nguồn vào kiểm tra nguồn ở chân vào, chân ra của module giảm áp, nguồn vào ở các chân nguồn của board Arduino.
- Bước 4: Nạp chương trình cơ bản vào vi điều khiển và kiểm tra xem có hoạt động tốt không.
- Bước 5: Dùng vi điều khiển xuất tín hiệu điều khiển xem có kích được relay không.
Bảng 4.1. Kết quả kiểm tra
Đối tượng kiểm tra Kết quả thu được
Mối hàn linh kiện Các mối hàn tiếp xúc tốt, chất lượng chưa đồng đều
Đường mạch in Còn một vài đường mạch bị đứt nét do quá trình thi công và đã được khắc phục
Nguồn Điện áp do adapter khoảng 5-5.1V, điện áp đầu ra của module ASM1117 đúng 3.3V
Mạch công suất Module relay có thể đóng khi có tín hiệu điều khiển, tuy nhiên một số lần bị ảnh hưởng bởi nhiễu
Mạch điều khiển Mạch chạy ổn định, không bị nóng