MODULE GIẢM ÁP AMS1117

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công mô hình cửa hàng giặt sấy tự động phục vụ (Trang 37 - 41)

Module sử dụng IC giảm áp AMS1117 3.3V. Đây là IC chuyên dụng để ổn định điện áp tuyến tính với sụt áp thấp, điện áp đầu ra 3.3v, dòng điện đầu ra ≤ 1A.

AMS1117-ADJ và AMS1117-1.2, -1.5, -1.8, -2.5, -2,85,-3.3 và-5 là các bộ điều chỉnh ba cực thấp cho ra dòng cực đại đầu ra lên tới 1A. Giới hạn nhiệt độ trên chip bảo vệ chống lại quá tải và nhiệt độ môi trường xung quanh sẽ tạo ra nhiệt độ tiếp giáp quá mức. Không giống như bộ điều chỉnh loại PNP có tới 10% dòng điện bị hao phí như dòng tĩnh, dòng tĩnh của AMS1117 cấp vào tải, tăng hiệu quả hoạt động[8].

Hình 2.18. Cấu tạo bên trong IC AMS1117

Đặc điểm IC AMS1117:

 Điện áp rơi thấp

 Điều tiết tải: 0,2% điển hình  Tối ưu hóa cho điện áp thấp  Giới hạn nhiệt trên chip

 Ba đầu thấp có thể điều chỉnh hoặc cố định  1.2V, 1.5V, 1.8V, 2.5V, 2.85V, 3.3V, 5V.

Trong mạch có các tụ không phân cực C1, C2, C3, C4 dùng để làm phẳng các xung điện áp và ổn định điện áp vào/ra. Led dùng để báo nguồn khi ngõ ra có điện áp. Điện trở R1 dùng để hạn dòng cho led, hạn chế tình trạng quá áp cho led.

Mạch giảm áp AMS117 có cấu tạo rất đơn giản nên kích thước module nhỏ gọn, tiện lợi.

Hình 2.20. Module giảm áp 3.3V

2.6. MODULE RELAY MỘT KÊNH

Để vi điều khiển có thể điều khiển các tải có công suất lớn thì cần dùng đến linh kiện trung gian là relay, triac (đối với tải công suất vừa và nhỏ) hoặc contactor (đối với tải công suất lớn).

Relay có hai thông số quan trọng cần quan tâm đó là:

 Hiệu điện thế kích tối ưu: Là giá trị điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây bên trong relay mà ở đó cuộn dây có thể tạo ra từ trường để hút tiếp điểm. Trong thực tế, có nhiều mỗi loại relay có giá trị hiệu điện thế kích tối ưu khác nhau: 5V, 12V, 24V, …

Hình 2.21. Relay trong thực tế

 Hiệu điện thế tối đa và dòng điện tối đa: Là giá trị hiệu điện thế và dòng điện lớn nhất cung cấp cho tải mà tiếp điểm bên trong của relay hoạt động trong khoảng thời gian cho phép có thể chịu được mà không bị hư hỏng.

Rơle (relay) là một công tắc chuyển mạch hoạt động bằng điện. Dòng điện chạy qua cuộn dây của rơle tạo ra một từ trường làm lõi sắt non bị nhiễm từ và hút tiếp điểm, từ đó làm thay đổi vị trí của công tắc chuyển mạch. Vì vậy có thể điều khiển relay đóng tiếp điểm bằng cách cho dòng điện chạy qua hai đầu của cuộn dây. Để mở tiếp điểm thì chỉ việc ngắt dòng chạy qua cuộn dây.

Hình 2.22. Cấu tạo cơ bản của relay

Các chân đấu nối và chân chuyển mạch của rơle thường được ký hiệu là COM (POLE), NC và NO:

 COM là chân chung, là nơi kết nối đường cấp nguồn chờ.  NC và NO là 2 chân chuyển đổi.

Sơ đồ nguyên lý mạch giao tiếp relay sử dụng transistor có opto cách li:

Để giao tiếp với vi điều khiển, thường sử dụng mạch kích relay với transistor hoặc opto. Khi tín hiệu điều khiển vào chân IN ở mức thấp, diode phát quang trong U1 cho dòng điện đi qua, U1 dẫn. U1 dẫn làm transistor Q1 thông và cuộn hút nam châm hoạt động, relay chuyển mạch sang “NO”. Đồng thời dòng từ Vcc đi qua làm Led sáng báo có tín hiệu điều khiển.

Khi tín hiệu điều khiển IN ở mức cao, diode phát quang trong U1 không cho dòng điện đi qua, U1 ngắt. Do đó, transistor Q1 đóng, cuộn hút nam châm không hoạt động, relay ở chế độ “NC”.

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công mô hình cửa hàng giặt sấy tự động phục vụ (Trang 37 - 41)