Phần tiếp theo chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các xác suất phân bốlên các bước nhảy từ trong hệ thống khi tỷ lệcường độtương tác tăng cường J/J’ = 1. Bắt đầu từtrường hợp thăng giáng nhỏ ∆ = 0.2 được thêm vào lần lượt ở các vị trí tương tác NN, NNN và cả hai loại vị trí biểu diễn trong hình 3.10 bên dưới.
Hình 3.10: Đồ thị mômen từ tỷđối m phụ thuộc vào trường ngoài ở các giá trị xác
suất phân bố khác nhau với J/J’ = 1, τ = 0.01, ∆= 0.2 khi độ mất trật tựđược thêm
vào trong tương tác NN, NNN và cả hai loại tương tác.
Từ trường h M ôm en từ tỷ đ ối m c) Cả hai J/J’ = 1 ∆ = 0.2 p = 0.1 p = 0.5 p = 0.8
57
Ngược lại với phần trước, biểu hiện từtrong trường hợp cường độ tương tác
J/J’ = 1 hoàn toàn khác biệt so với trường hợp J/J’ = 0.5 ở cùng giá trịthăng giáng ∆
nhỏ (∆ = 0.2). Ban đầu khi không có từtrường, không có thăng giáng, hệ thống ở trạng thái Neel. Tác động từtrường và thăng giáng, hệ thống bắt đầu chuyển từ trạng thái Neel sang trạng thái UUD ởbước nhảy 1/3 và các trạng thái sắt từ. Khi cường độ tương tác NN được tăng cường đến tỷ lệ J/J’ = 1, tác động thăng giáng vào trong NNN ở các mật độ xác suất phân bố khác nhau hầu như không làm ảnh hưởng nhiều đến trạng thái của hệ thống. Bước nhảy chính 1/3 vẫn được duy trì ổn định kèm theo bước nhảy từ nhỏ. Tuy nhiên, thăng giáng ∆ nhỏ tác động vào trong tương tác giữa các vịtrí NN nhưng giá trị xác suất phân bố khác nhau sinh ra các biểu hiện từ hoàn toàn khác nhau. Xác suất phân bố p nhỏ (p = 0.1) tác động vào trong tương tác giữa các vị trí NN sinh ra số bước nhảy nhỏ nhiều hơn so với trường hợp xác suất thăng giáng lớn (p = 0.8). Các bước nhảy nhỏ này chỉ tồn tại trong vùng hẹp của từtrường. Còn ở giá trị xác suất phân bố của các tương tác cạnh tranh cân bằng p =0.5, bước nhảy từ chính m = 1/3 biến mất, thay vào đó là các bước nhảy từ khác ổn định trong khoảng từtrường rộng hơn so với hai trường hợp xác suất p = 0.1 và p = 0.8. Tính chất này cũng được tìm thấy trong trường hợp tác động thăng giáng vào trong cả hai loại tương tác NN và NNN.
Cuối cùng, chúng tôi tiến hành khảo sát cho trường hợp tỷ lệcường độ tương tác J/J’ và thăng giáng ∆tăng cường. Hình 3.11 chỉ ra sựảnh hưởng của các giá trị xác suất phân bốkhác nhau lên đường cong từ hóa của hệ thống.
58
Hình 3.11: Đồ thị mômen từ tỷđối m phụ thuộc vào trường ngoài ở các giá trị xác
suất phân bố khác nhau với J/J’ = 1, 𝜏 = 0.01, ∆= 0.5 khi độ mất trật tựđược thêm
vào trong tương tác NN, NNN và cả hai loại tương tác.
Hình 3.11 cho thấy khi cường độtương tác NN cùng với thăng giáng lớn được thêm vào trong cả3 trường hợp a, b, c làm cho các bước nhảy từổn định hơn so với các trường hợp khi ∆=0.2 với mọi giá trị xác suất khảo sát. Giá trị xác suất phân bố khác nhau tác động đến sốlượng và vị trí của các bước nhảy được sinh ra trong từ trường. Ở giá trị xác suất lớn p = 0.8, các bước nhảy có xu hướng xảy ra ở phía từ trường lớn.