xuân và hoa!
Mùa xuân và hoa trong thơ Hồ Tuệ được diễn tả với nhiều sắc thái khác nhau. Điều đó bắt nguồn từ một cảm quan về vũ trụ - thế giới - sự vật - con người… của nhà thơ. Nhà thơ cảm nhận thế giới bằng sự nhận thức cùng với sự thi vị hóa, tưởng tượng hóa, hình tượng hóa. Bởi thế nên thế giới sự vật hiện lên không chỉ
cụ thể mà còn lung linh sắc màu. Hồ Tuệ diễn tả mùa xuân bằng nhiều cách nói - cách diễn đạt khác nhau theo đó mùa xuân được hiện lên sinh động, giàu sắc thái: "Mùa xuân khát vọng vĩnh hằng thơ ca" (Xuân khát vọng), "Nhạc mưa xuân mê đắm/ Xao động hồn mê xanh" (Xứ hoa), "Mở khung trời thêu bức gấm mùa xuân" (Người lính gác địa đầu), "Vén bức màn trời đẫm gió sương/ Xuân sang xao động nắng trong vườn" (Xuân về trên xứ hoa đào), "Mùa xuân khát vọng của thi ca/ Đôi cánh mênh mông nắng chói lòa" (Xuân khát vọng), "Xuân mơ màng chiêm ngưỡng/ Thành phố trẻ biên cương" (Thành Lạng vào xuân), "Giữa mùa xuân khát vọng của ngàn sau" (Bác sống mãi), "Phấn trăng thơm ngát hoa chồi ngọc xuân" (Người đẹp trong nguồn hoa), "Xuân sớm dâng anh rượu bích đào" (Hái lộc), "Chiều xuân xứ mộng yến oanh ca" (Xứ mộng), "Cho ngày xuân tươi ngát nụ môi hồng" (Vườn ươm mơ ước), "Nàng xuân chiêm ngưỡng cảnh thôn trang" (Ải Bắc vào xuân), "Xuân sang khoác áo hồng tươi/ Hồng gương nắng ướp nụ cười đẹp thêm" (Xứ Lạng mùa xuân), "Ngày xuân nắng dệt từng trang mộng", "Ngày xuân anh ngắm thi lầu mộng mơ" (Nàng xuân), "Mùa xuân xứ Lạng yêu kiều/ Quay xa chuốt tiếng suối reo mơ màng" (Mùa xuân xứ Lạng), "Xuân hỡi ta yêu nàng đắm say" (Nàng xuân diễm ảo), "Xuân sớm mơ màng trong lũy mây/ Môi đào mọng lử ngát men say" (Xuân mộng)… Những cách nói
- cách diễn đạt về hoa "Ôi xứ hoa đào ngây ngất hương", "Hoa đào rực rỡ nắng hồng thêu/ Áo cưới thiên nhiên tặng Lệ Kiều" (Ải Bắc vào xuân), "Đường hoa ngợp sắc đào hồng/ Tóc xuân chảy xuống thành dòng thơ say" (Nàng xuân), "Xứ hoa hư ảo làn mây trắng/ Tôi đã yêu em tự thuở nào" (Hái lộc), "Đường hoa trăng dệt bóng hình đôi ta" (Người đẹp trong nguồn hoa), "Thành phố hoa thiêm thiếp dưới làn sương"
Mùa xuân và hoa
TRONG THƠ Hồ TUỆ
(Thành Lạng vào xuân), "Hoa đào rực rỡ nắng hồng thêu", "Ôi xứ hoa đào ngây ngất hương" (Xứ hoa đào), "Hoa môi xuân ướp hương trời kỷ nguyên" (Thăm động Chùa tiên), "Gió đưa hương thắm hoa đào/ Bức tranh sông núi ngạt ngào hương xuân" (Xứ Lạng vào xuân) "Xứ hoa - nôi trái đất/ Ngọt lịm tiếng chim ngân" (Xứ hoa), "Trong sắc áo chàm xanh/ Nụ hoa đào hé nở" (Mùa xuân biên cương)…
Có thể nói một vũ trụ huy hoàng, một quê hương Lạng Sơn sáng lạn cùng với xuân và hoa hiện lên trong thơ Hồ Tuệ. Đó chính là cảm quan vũ trụ - đất nước - quê hương trong tâm hồn nhà thơ. Cảm quan ấy chứa đựng cái chân - thiện - mỹ, hướng con người tới những giá trị cao cả. Cái đẹp ăm ắp trong thơ, lay động trái tim người đọc. Thơ Hồ Tuệ vì thế mà tươi tắn, khỏe khoắn, giàu sức sống. Nó thực sự là tiếng nói của một tâm hồn thơ thăng hoa./.
Khúcnhạc nhạc mừng xuân, làng quê ra sức xây dựng nông thôn mới Lời ca đón tết, phố phường quyết tâm bảo vệ tốt an ninh VŨ ĐÌNH THI HỒ TUỆ Sóng nhạc hương xuân
Giao thừa xuân sớm đến rồi Búp tay vén bức màn trời bước ra
Sắc hương kiều diễm kiêu sa
Bờ vai trắng muốt, gương nga tuyệt trần! Cổng trời thác bạc vang ngân
Bắc cầu mây đón Nữ Hoàng xinh tươi Xứ Hoa Đào - Kiều Xuân ơi! Nàng là tiên nữ hay người trần gian?!
Biên cương năm mới hân hoan Hôn từng búp tóc mơ màng hương trôi…
Lạng Thành chạm cốc sao trời Nàng Xuân khát vọng men đời nồng say!
Hồn thơ Ải Bắc đêm nay Xuất thần thi tứ đắm say mơ màng
Chùm thơ phổ khúc nhạc vàng Tôn vinh sắc đẹp Nữ Hoàng mùa Xuân!
Lạng Sơn quêhương của nhiều nhà khoa học có công đầu trong việc định hình và dựng xây tảng nền cho ngành Dân tộc học nước nhà. So với những tên tuổi như nhà Dân tộc học Lã Văn Lô (1909 - 1992) và Gíao sư Bế Viết Đằng (1930 - 1998) thì Gíao sư, Tiến sĩ Hoàng Nam thuộc thế hệ sau. Tiếp nối tinh thần ham học và tiếp bước những nhà khoa học đồng hương, giáo sư đã không ngừng phấn đấu và khẳng định được tên tuổi của mình trong ngành Dân tộc học để trở thành 1 trong 3 đỉnh của tam giác Dân tộc học Xứ Lạng. Có thể nói, đóng góp của giáo sư Hoàng Nam và nhà Dân tộc học Lã Văn Lô, Giáo sư Bế Viết Đằng như những cánh én vút lên từ cơ tầng văn hóa Xứ Lạng, mang về những tia nắng mùa xuân tươi đẹp cho quê hương.
Sinh ra trong không gian văn hóa Xứ Lạng
Năm 2012, tôi may mắn đỗ vào khoa Sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, ngôi trường gắn với tên tuổi của những nhà nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực khoa học xã hội nước nhà như: Cao Xuân Huy, Đặng