TầNG VĂN HóA XỨ LẠNG
LÝ VIẾT TRƯỜNG
Giáo sư Hoàng Nam (thứ 4 từ trái sang phải) chụp ảnh lưu niệm trong lễ mừng thọ.
Thai Mai, Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Văn Giàu, Trần Đức Thảo, Phan Hữu Dật, Vương Hoàn Tuyên, Hoàng Hoa Toàn…
Tôi trở thành sinh viên khi giáo sư Hoàng Nam đã nghỉ hưu được sáu năm. Ngay từ những ngày đầu tiên của năm tháng đại học tôi đã cảm thấy vô cùng thích thú với những công trình, bài viết về dân tộc Tày - Nùng của thầy. Thông qua sự giới thiệu của một số giảng viên trong khoa, tôi đến khu tập thể giáo viên trường Đại học Tổng hợp (cũ) để "tầm sư". Trước khi gặp, tôi mường tượng mình sắp diện kiến một con người thông thái, đạo mạo và chắc hẳn sẽ rất khó gần. Ấy vậy mà lúc cửa mở ra, đập vào mắt tôi là tủ sách ăm ắp đầy, mùi hương hoa hồi Văn Quan thoang thoảng, trước mắt tôi là một ông già tóc bạc, mắt sáng, giọng nói dù đã hơn nửa thế kỷ xa quê nhưng vẫn đượm chất Xứ Lạng.
Từ ngày đầu tiên gặp ấy, đến nay, tôi vẫn thường xuyên lui tới nhà giáo sư vừa để tìm chút hương vị quê hương, vừa để được thầy chỉ dạy không chỉ kiến thức mà còn là kinh nghiệm đối nhân xử thế. Qua những câu chuyện, tôi được biết giáo sư Hoàng Nam sinh năm 1941 tại bản Chọc Loọc, xã Đại An.
Đại An quê ông là một xã vùng ba của huyện Văn Quan, nơi tụ cư của gần ba nghìn người Tày - Nùng. Trải qua bao đời khai phá ruộng vườn, xây dựng mường bản, đồng bào đã vun đắp nên một cơ tầng