Những vấn đề đặt ra đối với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 85 - 89)

Thực trạng văn hóa của đồng bào các dân tộc ở Thái Nguyên nêu trên như một hồi chuông cảnh tỉnh cho những người làm công tác văn hóa nói riêng, cũng như những ai quan tâm đến văn hóa truyền thống, điều đó thức tỉnh mỗi người chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn, phát huy và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Trong quá trình CNH, HĐH, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tỉnh có một số vấn đề đặt ra như sau:

Một là: Chủ trương, đường lối của Đảng , pháp luật của Nhà nước luôn là kim chỉ nam dẫn đường cho việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của các dân tộc ở Thái Nguyên.

80

Hai là: Trong quá trình phát triển của tỉnh, mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa thực sự được tôn trọng. Kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng liên tục, tỷ lệ đói nghèo không ngừng giảm...Tuy nhiên, sự phát triển đó vẫn chưa thật sự bền vững khi dựa trên nền tảng tinh thần còn thiếu vững chắc. Phát triển kinh tế còn có biểu hiện coi trọng lợi ích trước mắt; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có xu hướng chạy theo phong trào, hình thức, khuôn mẫu mà chưa tính đến tính đa dạng, làm nghèo nàn bản sắc văn hóa vốn có của các dân tộc. Từ đó dẫn đến trong đời sống xã hội, kinh tế có bước phát triển nhưng bản sắc văn hóa dân tộc lại bị mai một, mất dần hoặc lai căng một cách tự phát. Biểu hiện có thể cảm nhận được là cùng với phát triển kinh tế, thương mại, du lịch là sự "thương mại hóa", "hàng hóa hóa" những sắc thái văn hóa dân tộc dẫn đến giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tự phát, phiến diện. Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế vẫn còn tư duy phát triển những ngành công nghiệp dựa trên khai thác tiềm năng thiên nhiên, mà chưa chú trọng thích đáng đến phát triển văn hóa. Đó là một nguy cơ làm nghèo kiệt đi bản sắc văn hóa dân tộc, làm mất đi sức sáng tạo của dân tộc thời hiện đại. Ở đây, cần phải hiểu đúng về "sáng tạo", đó là sự không ngừng tìm tòi cái mới nhưng không phải cái mới nào cũng được coi là sáng tạo, cái mới ấy phải là cái hữu ích. Sáng tạo văn hóa là sáng tạo cái mới, nhưng phải phù hợp với truyền thống dân tộc và góp phần đưa dân tộc đó phát triển, đó là sáng tạo hữu ích cao nhất mà mọi dân tộc vươn tới.

Ba là: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa được thể hiện rõ nét trong quá trình phát triển dẫn đến nền văn hóa dân tộc chưa đủ mạnh và chưa được tăng cường thường xuyên. Khi đời sống tinh thần của dân tộc không tốt dễ dẫn đến bị cái mới lạ từ bên ngoài "mê hoặc" một cách mù quáng, từ đó có thể có thái độ tự ti, xa rời những giá trị văn hóa dân tộc truyền thống. Đây là nguy cơ bị "hòa tan", tự đánh mất mình, mất bản sắc dân tộc trong phát triển

81

kinh tế cũng như xây dựng nền văn hóa dân tộc. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này có thể nói tới là ý thức tự tôn dân tộc, và ý thức giữ gìn cốt cách dân tộc chưa thật sự có chỗ đứng vững chắc trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc. Công tác giáo dục, tuyên truyền và nhiều biện pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa thật sự đi vào chiều sâu một cách có hệ thống, nhiều khi chỉ mới là những giải pháp tình thế trước mắt.

Bốn là: Phát triển kinh tế xã hội phải đi đôi với phát triển văn hoá, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Trong việc giữ gìn và phát huy cần tôn trọng bản sắc văn hoá của từng địa phương và có sự phối kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan chính quyền, các ban ngành chức năng với nhau và với cộng đồng bản địa.

Năm là: Trên cơ sở những bản sắc văn hoá mà Thái Nguyên đã có, tiếp tục đẩy mạnh công tác điều tra, sưu tầm, kiểm kê lại toàn bộ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể để giữ gìn và phát huy theo luật di sản văn hoá mới ban hành.

Sáu là: Nâng cao trình độ dân trí của người dân bản địa. Đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng nếu không nói là quan trọng nhất, bỡi lẽ khi nói đến việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc chủ thể của nó không ai khác là con người, mà cốt lõi của con người là ý thức. Không nhận thức đúng, không hiểu được cái độc đáo của bản sắc văn hoá dân tộc thì hành động sẽ không đúng. Phải khẳng định rằng, những nghệ nhân cùng với đội ngũ trí thức mới được đào tạo là chủ thể trực tiếp trong việc kiểm kê, sưu tầm tái hiện lại các giá trị văn hoá, và cũng chính đội ngũ này là lực lượng chính sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới, nâng cao giá trị văn hoá truyền thống lên tầm cao mới. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc còn mang tính "bao cấp", dựa trên sự hỗ trợ của Nhà nước là chính mà chưa khơi dậy, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của các chủ thể văn hóa dân tộc. Trong khi đó, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc luôn gắn với vai trò của các chủ thể sinh ra và lưu giữ chúng. Thực tế, các nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trên thế giới đều được chính những chủ nhân của nó có ý thức giữ gìn, trân trọng, bảo vệ.

82

Bảy là: Đầu tư cho phát triển tập trung nhiều ở phát triển kinh tế mà chưa có điều kiện đầu tư cho phát triển văn hóa nói chung, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng. Đầu tư còn thấp dẫn đến việc nghiên cứu, giữ gìn những giá trị thuộc bản sắc văn hóa dân tộc còn thiếu tính toàn diện, hoặc không kịp thời. Một thực tế nữa trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là từ nhận thức chưa thấu đáo về những giá trị văn hóa dân tộc, dẫn đến việc xuất hiện những sản phẩm văn hóa "không giống ai", không rõ bản sắc văn hóa dân tộc. Tăng cường xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, đến từng làng, bản của các dân tộc ở Thái Nguyên…

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề có tính quy luật cho sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc, là sợi chi đỏ xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Với văn hóa truyền thống các dân tộc ở Thái Nguyên cũng vậy, nếu không có phương pháp bảo tồn cụ thể, rất có thể những bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp sẽ mất dần. Điều đáng quý là không ít cá nhân, gia đình, làng bản của cư dân ở đây vẫn có ý thức tự tôn, giữ gìn văn hóa truyền thống của mình bằng nhiều cách. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng về phong cách, bản sắc của các tộc người. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau và làm phong phú nền văn hóa Việt Nam, củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em. Cụ thể hóa một bước quan điểm đó, Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị cụ thể đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục nguy cơ mai một và mất dần bản sắc văn hóa ở một số dân tộc, đồng thời triển khai thực hiện tốt Nghị quyết lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII mà tư tưởng và mục tiêu chỉ đạo là: “Coi trọng, bảo tồn những giá trị truyền thống và xây dựng phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học nghệ

83

thuật của các dân tộc… làm tốt hơn nữa công tác giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc thiếu số. Đồng thời với công việc sưu tầm, nghiên cứu, khai thác và giới thiệu cần có kế hoạch bảo tồn các công trình, địa chỉ văn hóa có giá trị tiêu biểu ở các vùng dân tộc thiểu số và các giá trị văn hóa khác…” [2, tr. 158]. Trước quá trình CNH, HĐH đang diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn thì việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc đang gặp phải những thách thức không nhỏ. Trong quá trình CNH, HĐH, bản sắc văn hóa của các dân tộc ở Thái Nguyên tuy có cơ hội để phát triển, nhưng đồng thời lại có nguy cơ lớn bị mai một đi nếu như không bảo vệ những giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống.

Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trong quá trình CNH, HĐH là vấn đề lớn phù hợp với định hướng bảo vệ di sản văn hóa, làm thế nào để vừa giữ gìn nhưng vẫn phải duy trì được sự phát triển theo xu hướng tiến bộ xã hội, bảo vệ văn hóa truyền thống trong nền văn minh công nghiệp, giữ gìn nhưng vẫn phải bảo đảm cho những chủ thể ở đây được hòa nhập, được hưởng thụ những thành quả mà xã hội đem lại.

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)