- Kết quả kiểm định :Bộ thông số kiểm định tốt với trân lũ
3.3.2. Kết quả kiểm định bộ thông số cho môhình Mike
Để kiểm định mô hình thì sau khi hiệu chỉnh chúng ta sẽ thu được bộ thông số ban đầu đó là độ nhám và các điều kiện ban đầu như mực nước, lưu lượng. Sau đó để kiểm định tính đúng đắn của bộ thông số này chúng ta dùng chính bộ thông số đó áp dụng cho một chuỗi quan trắc khác độc lập.
Mục đích của công tác kiểm nghiệm mô hình nhằm đánh giá mức độ phù hợp của bộ thông số đã xác định trong phần hiệu chỉnh mô hình. Số liệu thực đo trận lũ năm 2009 ( từ 28/09 đến 02/10) được dùng để kiểm nghiệm mô hình. Sai số giữa số liệu thực đo và tính toán cũng được được đánh giá theo chỉ số Nash- Sutcliffe.
Kết quả phân tích sai số tính toán kiểm nghiệm mô hình được trình bày trong Bảng 10. Có thể thấy kết quả tính toán khá phù hợp với tài liệu thực đo. Mức hiệu quả của mô hình đạt giá trị lớn nhất là 94.9% tại trạm Ái Nghĩa trên sông Vu Gia và nhỏ nhất là 89.8% tại trạm Giao Thủy trên sông Thu Bồn.
Hình 3.11: Kết quả kiểm định tại trạm Giao Thủy – sông Thu Bồn năm 2009
Hình 3.12: Kết quả kiểm định tại trạm Ái Nghĩa – sông Vu Gia năm 2009
Bảng 3.10: Kết quả so sánh theo chỉ tiêu Nash cho trận lũ năm 2009
Tên trạm Tên sông Nash (%)
Giao Thủy Thu Bồn 94.9
Ái Nghĩa Vu Gia 89.8
Kết quả hiệu chỉnh và kiểm nghiệm bộ thông số của mô hình cho thấy có sự phù hợp tốt giữa đường quá trình tính toán và thực
đo. Kết quả đánh giá sai số giữa tính toán và thực đo trong cả 2 trường hợp đều có R2> 0.80, có sự phù hợp tốt về dạng cũng như về đỉnh lũ và thời gian xuất hiện đỉnh lũ. Có thể sử dụng bộ thông số đã hiệu chỉnh để phục vụ công tác quản lý và dự báo mực nước mùa kiệt trong sông.