- Kết quả kiểm định :Bộ thông số kiểm định tốt với trân lũ
1. Mô phỏng trận lũ với tần suất p=1% (100 năm)
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
Sau khi ứng dụng MIKE 11 thử nghiệm mô phỏng dòng chảy lũ cho khu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, đồ án đã rút ra một số kết luận và kiến nghị sau:
- Thu thập các điều kiện địa lý tự nhiên, đặc điểm khí tượng thủy văn trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn. Nhận thấy hệ thống sông khá phức tạp và phong phú về mọi mặt: địa chất, địa hình, thổ những....Khí hậu biến đổi đa dạng, kinh tế xã hội dần phát triển đặc biệt là thành phố Đà Nẵng.
- Tìm hiểu về mô phỏng dòng chảy và các mô hình ứng dụng mô phỏng dòng chảy, lựa chọn mô hình áp dụng trong đề tài : mô hình MIKE 11, MIKE NAM ( tính toán biên nhập lưu)
- MIKE 11 mô hình một chiều trong sông cho kết quả mô phỏng khá chính xác. Mô hình MIKE11 cho phép thiết lập mô hình từ nhiều nguồn số liệu khác nhau, tích hợp dễ dàng với các công cụ GIS và viễn thám và có thể biểu diễn các kết quả tính toán một cách trực quan, sinh động, là công cụ tốt để mô phỏng diễn biến ngập lụt.
- Trên cơ sở dữ liệu nhận được, đồ án đã hiệu chỉnh và kiểm định bộ thông số mô hình MIKE11 cho khu vực từ trạm Thành Mỹ trên sông Vu Gia ra đến cửa Hàn, từ trạm Nông Sơn trên sông Thu Bồn ra đến cửa Đại với kết quả đánh giá khá tốt.
- Quá trình hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE 11 và MIKE NAM (cho biên nhập lưu) trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn rất dễ bị ảnh hưởng bởi hệ số nhám – một thông số nhạy trong mô hình MIKE11. Để hiệu chỉnh tốt cần tăng giảm hệ số nhám này cho phù hợp.
- Qua kết quả hiệu chỉnh và kiểm định chọn được bộ thông số nhám phù hợp cho mô hình MIKE 11 dao động từ 0.013-0.05
- Mô phỏng dòng chảy lũ với tần suất 1% và 5% từ hai trận lũ ( trận lũ 10/10/2007-14/10/2007, và trận lũ 28/09/2009-02/10/2009)
Đồ án này được tiến hành với mục đích ứng dụng mô hình MIKE 11 mô phỏng dòng chảy lũ cho lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn để nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý và dự báo dòng chảy lũ cho hạ lưu lưu vực sông
KIẾN NGHỊ
Đối với việc mô phỏng dòng chảy lũ, từ yêu cầu của mô hình chúng ta cần phải có số liệu đầu vào tương đối đầy đủ và chính xác. Để làm được điều này thì chúng ta phải tăng cường đầu tư trang thiết bị cho việc quan trắc các số liệu ở các trạm khí tương thủy văn.
Cần có nững nghiên cứu kĩ và cụ thể các đặc trưng địa mạo, địa hình của lưu vực thay đổi theo thời gian để có thể xác định được bộ thông số sát với thực tế hơn, mang lại kết quả chính xác hơn.
Ngoài ra, do thời gian có hạn nên đồ án còn nhiều thiếu sót và hạn chế như: - Biên đầu vào mô hình NAM số liệu chưa đầy đủ các trạm mưa, bốc hơi. - Số liệu đào vào cho mô hình MIKE 11 sử dụng số liệu theo ốp 6h cho mùa lũ sẽ không phản ánh được dòng chảy lũ do đặc tính lũ lên khá nhanh.
- Mô phỏng hai trận lũ 2007 và 2009 với tần suất 1% và 5% dựa trên hệ số thu phóng tại trạm Thành Mỹ trên sông Vu Gia và trạm Nông Sơn trên sông Thu Bồn không thực tế. Do lũ 1% thường không xuất hiện cùng lúc tại hai trạm trên cùng hệ thống sông.