KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Một số dẫn liệu về hình thái và hoá sinh của các giống đậu côve trên vùng đất xã diễn thịnh huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 32 - 33)

1. KẾT LUẬN

1. Trong vụ Đông Xuân 2008-2009, trên vùng đất xã Diễn Thịnh - Diễn Châu - Nghệ An có trồng phổ biến ba giống đậu côve: đậu côve nâu, đậu côve trắng và đậu côve lùn. Trong ba giống đậu nghiên cứu thì đậu côve nâu có chiều dài quả lớn nhất, đậu côve trắng có bề dày quả cùng với trọng lượng quả cao nhất và đậu côve lùn có chiều rộng quả lớn nhất so với các giống còn lại. Trong khi đó đậu côve lùn có tất cả các chỉ số chiều dài, bề dày, chiều rộng và trọng lượng hạt cao hơn so với 2 giống còn lại. Sự khác biệt về các chỉ tiêu này ở cả 3 giống là có ý nghĩa về mặt thống kê (p=0,05)

2. Các chỉ số về hàm lượng đường khử, vitamin C, xenlulose trong quả, hàm lượng lipit, tinh bột, axit amin trong hạt của các giống đậu côve được nghiên cứu là khá cao. Tuy nhiên không phát hiện thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ tiêu này giữa 3 giống (p=0,05).

3. Đã phát hiện thấy có 17 axit amin có trong prôtêin hạt của 3 giống đậu côve được nghiên cứu, trong đó axit glutamic chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 3 giống, methionin chiếm tỷ lệ thấp nhất ở cả 3 giống. Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,05) về sự phân bố hàm lượng các axit amin trong prôtêin hạt giữa 3 giống. Cả 3 giống đậu côve đều có mặt 7 axit amin không thay thế, trong đó có 6 axit amin có hàm lượng đáp ứng tiêu chuẩn của FAO.

2. KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục nghiên cứu để đánh giá được phẩm chất, năng suất và giá trị kinh tế của các giống đậu côve nói trên một cách toàn diện hơn.

2. Mở rộng đối tượng nghiên cứu là các giống đậu côve khác trồng ở Nghệ An và vùng phụ cận để có được những dẫn liệu giúp đánh giá chất lượng của đậu côve một cách đầy đủ và bao quát hơn.

Một phần của tài liệu Một số dẫn liệu về hình thái và hoá sinh của các giống đậu côve trên vùng đất xã diễn thịnh huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 32 - 33)