TP.HCM là thành phố lớn nhất trong cả nước bao gồm 19 quận và 5 huyện, với tổng diện tích 2.098,7 km², dân số khoảng 7.123.340 người (số liệu tháng 4/2009) gồm 03 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp bao gồm 26 nhóm ngành với tổng diện tích là 3.620 hecta, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Năm 2010, tổng giá trị sản xuất công nghiệp thành phố đạt gần 610.000 tỷ đồng, tăng 25,1% so với năm 2011; trong đó sản xuất công nghiệp Nhà nước chiếm 12,1%, công nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 47,8%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 40,1%. Ngành công nghiệp thành phố chiếm 27,5% vào quy mô sản xuất và góp 3,9% tăng trưởng công nghiệp cả nước, đóng góp 42,1% giá trị sản lượng công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm.
Qua sản xuất công nghiệp, giá trị mới được tạo ra gần 60.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 290.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 5,1%. Năm 2010 là năm thứ 2 liên tiếp Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục có mức tăng trưởng công nghiệp cao nhất cả nước, dẫn đầu cả về quy mô, mức độ phát triển sản xuất công nghiệp. [14]
Gần đây TPHCM đã và đang có nhiều nỗ lực quan trọng để cải thiện vấn đề môi trường đô thị như: sắp xếp lại các ngành công nghiệp, di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ô nhiễm môi trường theo hướng tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng các công nghệ cao; chuyển đổi cơ bản về chất các ngành công nghiệp của thành phố; tạo dựng nhiều thương hiệu sản phẩm trên thị trường khu vực và thế giới; các ngành công nghiệp trọng yếu như cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, hoá chất… được ưu tiên phát triển trên địa bàn; mô hình chính quyền đô thị được thí điểm và từng bước được thiết lập. Và nhiều nỗ lực khác…
Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết việc làm, trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Môi trường thành phố đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và các hoạt động sản xuất công nghiệp sản xuất.
Trong thức tế các doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp tại TP HCM đang gặp những khó khăn chung như: quy mô sản xuất nhỏ, chiếm đa số là sản xuất theo hộ gia đình với công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị yếu, nằm trong thành phố gần khu dân cư và chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm riêng cho từng cơ sở nên gây ra tình trạng ô nghiễm rất khó quản lý…đang là mối lo lớn cho các nhà quản lý môi trường tại TP.HCM
Trước yêu cầu bức xúc về môi trường hiện nay, ngày 18/8/2004 UBND thành phố đã ra quyết định số 200/2004/QĐ-UB về việc di dời các cơ sở sản xuất đang hoạt động trong khu dân cư, theo quyết định 200/2004QĐ-UB đến cuối năm 2005 phải chuyển toàn bộ 1.235 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư và chuyển vào khu công nghiệp hoặc ra khỏi thành phố. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND thành phố vào năm 2005 thì tính đến cuối năm 2005 chỉ có mới có 532 cơ sở thực hiện di dời, khắc phục ô nhiễm, chuyển đổi ngành nghề, ngưng sản xuất, chỉ có khoảng 40% doanh nghiệp thực hiện đúng tiến độ nhà nước đề ra... Trong đó chỉ có 150 cơ sở thực hiện phương án di dời thực sự. TP.HCM đang khẩn trương xây dựng thêm nhiều nhà máy xử lý chất thải nguy hại với quy mô vốn đầu tư và công suất xử lý tương đương với quy mô vốn và công suất của nhà máy ở bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn).
TPHCM đang làm hết sức mình vì cuộc sống cộng đồng, bằng nỗ lực chú trọng phát triển kinh tế xanh - sạch. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đặt ra, TPHCM cần phải nhận được sự cộng tác chặt chẽ và đáng kể về bảo vệ môi trường từ nhiều phía.
3.1.2 Phân bố sản xuất công nghiệp tại TP.HCM
Theo khảo sát của để phục vụ cho bài nghiên cứu thì các cơ sở sản xuất kim loại có quy mô lớn đã được di dời, tập trung vào KCN hoặc chuyển ra khỏi thành phố, nhưng các cơ sở sản xuất kim loại nhỏ lẻ nằm bên ngoài KCN, KCX tập trung tại các quận 7, 12, Gò Vấp… và các huyện ngoại thành. Đa số các cơ sở sản xuất nằm trong ngõ hẻm, nằm lẫn với các hộ nhà dân. Không phân bố theo tính chất ngành nghề mà mang tính chất tự phát, tuỳ tiện. Các cơ sở có mức độ phát thải cao thường nằm ở ngoại ô thành phố TP.HCM và ở những nơi thưa dân cư. Đây là vấn đề khó khăn trong việc thống kê và kiểm soát phát thải KNK tại các cơ sở này.
Theo nôi dung quy hoạch của thành phố đến năm 2010 sẽ quy hoạch phát triển đồng bộ cả hệ thống 3 thể loại : KCN tập trung, Cụm công nghiệp, Làng nghề công nghiệp liên kế trên những khu vực, địa bàn có điều kiện vị trí địa lý – kinh tế thuận lợi. Quy hoạch các KCN tập trung, các cụm công nghiệp nhằm di dời hoặc phát triển các loại xí nghiệp, cơ sở sản xuất có ô nhiễm của Thành phố phải nằm dưới hạ lưu sông Sài Gòn. Phối hợp với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm trong việc quy hoạch các KCN có mức độ ô nhiễm chung cho toàn vùng. Năm 2011 tại Tp.HCM có 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp đang hoạt động với 1.216 dự án đầu tư trong các KCN và KCX. Theo quyết định 200/2004QĐ-UB các công ty sẽ được chuyển vào các KCN, tuy nhiên theo khảo sát các đơn vị phải di dời là cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, vốn ít, nhu cầu mặt bằng chỉ vài trăm m2, trong khi quy hoạch chi tiết trong các KCN hiện nay chỉ dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn. Giá thuê mặt bằng nhà xưởng tại các KCN lại cao nên khả năng di dời của các đơn vị này vào KCN là rất khó.
Bảng 3.1: Danh sách các khu công nghiệp và khu chế xuất tại Tp.HCM
Số TT TÊN KHU CN VỊ TRÍ Diện tích đất
quy hoạch (ha)
Số dự án đang hoạt
động
1 KCX Tân Thuận Quận 7 300 148
2 KCX Linh Trung I Q. Thủ Đức 62 35
3 KCX Linh Trung II Q. Thủ Đức 61,75 38
4 KCN Tân Tạo Q. Bình Tân 373,33 193
5 KCN Vĩnh Lộc Q. Bình Tân 203 106
6 KCN Bình Chiểu Q. Thủ Đức 27,34 20
7 KCN Hiệp Phước H. Nhà Bè 311,40 61
8 KCN Tân Bình Q. Tân Phú và Q.
Bình Tân 129,96 103
9 KCN Tân Thới Hiệp Quận 12 28,41 27
10 KCN Lê Minh Xuân H. Bình Chánh 100 163
11 KCN Tây Bắc Củ Chi H. Củ Chi 208 42
12 KCN Cát Lái Quận 2 124 55
13 KCN Tân Phú Trung H. Củ Chi 542,64 13
TỔNG 2.471,83 1.004
Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Tp.HCM, 2011
Năm 2010 tại TP.HCM có tổng cộng 56.177 công ty sản xuất nhưng chỉ có 1004 công ty nằm trong KCN, KCX theo báo cáo của Ban quản lý các KCN và KCX, chủ yếu những công ty có vốn đầu tư nước ngoài và những công ty có quy mô lớn nằm trong KCN, hiện nay các công ty nằm ngoài KCN nằm dưới sự quản lý của Phòng tài nguyên môi trường quận và Sở Tài Nguyên và Môi Trường nhằm quản lý chặt chẽ hơn việc sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn.