Những thách thức

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tái bảo hiểm phi nhân thọ việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 82 - 85)

2008

3.2.2 Những thách thức

- Kinh nghiệm, trình độ của lực lượng lao động của thị trường TBH còn hạn chế

Hiện nay đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm về TBH rất thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng. Để phát triển thị trƣờng TBH phi nhân thọ trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, tất yếu phải phát triển nguồn nhân lực này một cách bài bản và nhanh chóng nhằm đủ sức và kinh nghiệm nhằm đối chọi với đội ngũ đông đảo các nhà TBH sừng sỏ của thế giới.

- Thương hiệu, vị thế của các doanh nghiệp BH, TBHPNT Việt Nam đối với thị trường bảo hiểm khu vực và thế giới chưa cao

Mặc dù thị trƣờng BH, TBH Việt Nam có bƣớc phát triển mạnh về cơ cấu, năng lực tài chính,… tuy nhiên so với các doanh nghiệp BH, doanh nghiệp TBH ngay trong khu vực thì còn rất nhỏ bé về tài chính, lạc hậu về công nghệ quản lý,… và chƣa có thƣơng hiệu, hay vị thế gì, đặc biệt là không một doanh nghiệp BH, doanh nghiệp TBH nào của Việt Nam đƣợc các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới xếp hạng, do vậy rất khó khăn cho các doanh nghiệp BH, TBH Việt

Nam trong việc cạnh tranh ngay tại thị trƣờng BH Việt Nam, chứ chƣa nói đến tầm khu vực và thế giới.

- Những áp lực từ yêu cầu để phát triển và hội nhập kinh tế thế giới

+ Yêu cầu ngày càng cao của khách hàng tham gia bảo hiểm và các công ty bảo biểm gốc trong việc thu xếp các hợp đồng TBH cũng nhƣ các nghiệp vụ bảo hiểm mới, trong khi đó khả năng nghiên cứu, phát triển và giới thiệu các sản phẩm mới thực sự là thách thức với điều kiện hiện tại của thị trƣờng BHPNT Việt Nam.

+ Áp lực về cạnh tranh từ các doanh nghiệp BH, TBH, công ty môi giới nƣớc ngoài ngoài ngày càng lớn. Đặc biệt từ tháng 01/01/2008, thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và Hiệp định Thƣơng mại Việt – Mỹ, mọi hạn chế trong lĩnh vực KDBH đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc xóa bỏ. Đây là những thách thức lớn đầy cam go cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vốn có năng lực tài chính nhỏ bé, trình độ công nghệ chƣa phát triển, đội ngũ nhân lực vừa yếu vừa thiếu, chƣa có doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nào của Việt Nam đƣợc xếp hạng bởi các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới.

+ Các nhà nhận TBH quốc tế thắt chặt điều kiện nhận dịch vụ TBH do hệ quả của việc kinh doanh nghiệp vụ bị thua lỗ và dự trữ tài chính giảm bởi hệ quả của khủng hoảng toàn cầu chƣa đƣợc cải thiện nhiều.

- Cạnh tranh tiếp tục diễn ra quyết liệt ở tất cả các dịch vụ BHPNT, TBH

Tình trạng cạnh tranh quyết liệt, thiếu lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm vẫn không có xu hƣớng giảm bằng các biện pháp phi thị trƣờng (giảm tỷ lệ phí bảo hiểm, mở rộng điều kiện, điều khoản, hạ thấp mức khấu trừ,…) đã làm cho thị trƣờng BH, TBH Việt Nam không phát triển bình thƣờng, khó nhƣợng TBH ra nƣớc ngoài đối với các dịch lớn vƣợt quá khả năng thị trƣờng.

- Tổn thất có chiều hướng gia tăng, hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ chưa được cải thiện

+ Tổn thất có xu hƣớng gia tăng ở các nghiệp vụ BHPNT, đặc biệt là ở các nghiệp vụ lớn có TBH, trong khi tỷ lệ phí giảm là một nghịch lý đối với thị trƣờng, làm giảm năng lực thị trƣờng BH, TBH trong nƣớc.

+ Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ thấp, số lƣợng các doanh nghiệp BHPNT bị lỗ kinh doanh nghiệp vụ có xu hƣớng tăng lên ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh nhà nhận TBH và ảnh hƣởng đến quỹ dự trữ kỹ thuật của các doanh nghiệp BH, TBH gây khó khăn cho năng lực BH, TBH Việt Nam cũng nhƣ đầu tƣ trở lại nền kinh tế.

- Vấn đề quản lý, quản trị, kiểm soát và đánh giá rủi ro tại các doanh nghiệp BH gốc còn nhiều bất cập

Trong điều kiện thiếu hụt nguồn nhân lực cấp cao và những bất cập nhất định trong nội tại các công ty bảo hiểm gốc cũng là những thách thức, khó khăn cho hoạt động của thị trƣờng TBH Việt Nam trong điều kiện hội nhập.

- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu và chưa đồng bộ

Nhiều doanh nghiệp BHPNT chƣa xây dựng đƣợc hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hoặc có thì không đồng bộ, đặc biệt là nhiều doanh nghiệp không có trung tâm dữ liệu, xử lý thông tin, ứng dụng tin học còn thiếu và chƣa đồng bộ,… Do vậy việc quản lý dữ liêu thông tin khách hàng, quản lý các đơn bảo hiểm, thao tác nghiệp vụ trên hệ thống tin học, quản lý bồi thƣờng, đánh giá rủi ro,… còn rất nhiều bất cập và khá rủi ro. Hiện nay, ít doanh nghiệp BHPNT Việt Nam ứng dụng hệ thống bán hàng qua mạng điều mà thị trƣờng BH quốc tế đã làm từ lâu nay.

Tóm lại: Thị trƣờng BHPNT, thị trƣờng TBHPNT Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển; Mặc dầu vậy cũng còn rất nhiều thách thức để

biến những cơ hội và tiềm năng đó thành hiện thực trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tái bảo hiểm phi nhân thọ việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)