0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 71 -76 )

2008

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

- Khả năng về vốn hạn chế, năng lực TBH thấp nên tỷ lệ nhượng TBH ra nước ngoài cao, tỷ lệ nhận TBH từ nước ngoài thấp

Tổng số vốn điều lệ của các doanh nghiệp BHPNT và TBH tính đến 31/12/2008 là 9.361 tỷ VND, tổng tài sản là 23.705 tỷ VND, tức rất nhỏ so với yêu cầu vốn của một công ty có hoạt động TBH trong điều kiện trách nhiệm rủi

ro đƣợc bảo hiểm ngày càng cao. Do vậy không thể nâng cao khả năng giữ lại phí bảo hiểm, tăng khả năng nhận TBH từ thị trƣờng nƣớc ngoài.

Năng lực TBH thấp cũng làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thu xếp TBH ra nƣớc ngoài đối với các rủi ro lớn nhƣ là hàng không, năng lƣợng, dầu khí.

- Nguồn nhân lực và trình độ chuyên môn hóa TBH còn hạn chế, kỹ thuật TBH phức tạp

Không xây dựng và phát triển nguồn nhân lực TBH đƣợc đào tạo chuyên sâu, bài bản; hiện nay cung không đủ cầu, thậm chí thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ làm TBH có kinh nghiệm trên thị trƣờng.

Các dịch vụ TBH hàng không, dầu khí, kỹ thuật, hàng hải,….đều là các dịch vụ lớn, kỹ thuật phức tạp cần có sự tƣ vấn, trợ giúp hoặc đƣợc ký kết thông qua các môi giới, công ty TBH hoặc công ty bảo hiểm nƣớc ngoài. Trong khi đó, trình độ nghiệp vụ của các DNBH Việt Nam còn hạn chế trong việc đánh giá rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất,…; kiến thức và thông tin về điều kiện, điều khoản bảo hiểm, phí bảo hiểm,… chƣa đƣợc cập nhật. Những bất cập trên, cùng với việc hạn chế về vốn, đã làm cho các DNBH Việt Nam còn lệ thuộc nƣớc ngoài. Nhiều dịch vụ bảo hiểm lớn và phức tạp bị các nhà nhận TBH nƣớc ngoài gây sức ép để nhƣợng TBH cho họ với tỷ lệ cao.

- Vai trò hoạt động TBH chưa được quan tâm

Các doanh nghiệp bảo hiểm chƣa thấy rõ vai trò, tác dụng của hoạt động kinh doanh TBH, mới chỉ thấy hoạt động TBH qua hoạt động nhƣợng TBH; đồng thời lại ƣu tiên và tập trung vào khai thác nghiệp vụ bảo hiểm gốc. Nhƣng cũng chƣa khai thác hết tiềm năng thị trƣờng, để cung cấp nguồn hàng cho hoạt động kinh doanh TBH.

- Một số quy định pháp lý làm hạn chế hoạt động thị trường

Theo quy định tại Nghị định 42/2001/NĐ-CP, các doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện TBH bắt buộc cho Vinare 20% dịch vụ có TBH ra nƣớc ngoài;

với tỷ lệ hoa hồng TBH bắt buộc thấp hơn TBH ra nƣớc ngoài. Điều này đã làm hầu hết các doanh nghiệp BHPNT Việt Nam, ngoài phần TBH bắt buộc qua Vinare, đều thực hiện TBH trực tiếp ra nƣớc ngoài; Sau khi ban hành Thông tƣ 98/2004/TT-BTC (19/10/2004), Bộ Tài chính còn quy định các DNBH chỉ đƣợc phép giữ lại mức trách nhiệm tối đa trên mỗi rủi ro không quá 10% tổng nguồn vốn chủ sở hữu, phần vƣợt quá phải nhƣợng TBH; nhƣng lại chƣa có những quy định pháp lý nào khống chế tỷ lệ nhƣợng TBH ra nƣớc ngoài.

Theo định hƣớng của Chính phủ, trong giai đoạn 2003- 2010 không cho phép thành lập thêm doanh nghiệp hoạt động kinh doanh TBH, vì thế thị trƣờng thiếu sự lựa chọn TBH trong nƣớc, thiếu sự cạnh tranh mạnh mẽ đối với thị trƣờng TBH Việt Nam.

- Thị trường TBH chưa thực sự hội nhập, quan hệ giữa các DNBH trong nước chưa chặt chẽ

Sự chênh lệch về đẳng cấp giữa các DNBH Việt Nam với các DNBH, TBH nƣớc ngoài: Nếu nhƣ các nhà nhận TBH nƣớc ngoài khi thâm nhập hoặc nhận TBH từ thị trƣờng Việt Nam đều đƣợc các tổ chức xếp hạng uy tín thế giới xếp hạng từ BB+, AA, AAA trở lên thì ngƣợc lại, ở Việt Nam không một doanh nghiệp nào đƣợc xếp hạng, chính điều này làm giảm cơ hội, hiệu quả trong việc tham gia nhận và trao đổi dịch vụ và thâm nhập thị trƣờng quốc tế.

Mặt khác, quan hệ giữa các doanh nghiệp BHPNT Việt Nam với nhau chƣa chặt chẽ, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn tiếp diễn, các thỏa thuận hợp tác không đƣợc thực hiện triệt để,… đã dẫn tới tình trạng không quan hệ mật thiết với nhau trong lĩnh vực TBH, ít quan tâm đến thị trƣờng TBH trong nƣớc.

- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn thấp

Đối với hoạt động TBH việc nắm bắt thông tin, phân tích, đánh giá, tập hợp số liệu là vấn đề then chốt, tuy nhiên hệ thống tin học còn thiếu và chƣa đồng bộ, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu nghiệp vụ và kinh doanh TBH.

- Công cụ khai thác và quản lý rủi ro bảo hiểm khó khăn, khả năng nghiên cứu cung cấp sản phẩm/ dịch vụ TBH mới còn hạn chế

Việc tiếp cận và ứng dụng các phƣơng thức quản lý rủi ro, đánh giá rủi và khai thác dịch vụ, các công cụ quản lý vốn, rủi ro hoạt động tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế gặp khó khăn trong điều kiện thị trƣờng Việt Nam cạnh tranh phi kỹ thuật, cạnh tranh không lành mạnh, tính minh bạch thấp.

Khả năng nghiên cứu cung cấp các sản phẩm/dịch vụ mới, phát triển các kênh phân phối còn hạn chế.

Tóm lại: Thị trƣờng TBHPNT Việt Nam giai đoạn 2003-2008 còn bộc lộ những hạn chế và khiếm khuyết rất lớn nên chƣa đảm đƣơng tốt vai trò nhận, nhƣợng TBH cho thị trƣờng BHPNT, thể hiện qua tỷ lệ giữ lại trong nƣớc thấp, tỷ lệ nhƣợng TBH ra nƣớc ngoài rất cao, không hạn chế đƣợc dòng ngoại tệ chuyển ra nƣớc ngoài.

* * *

Trong Chƣơng II, Luận văn đã giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của thị trƣờng BHPNT, thị trƣờng TBHPNT Việt Nam; Định hƣớng của Chính phủ phát triển thị trƣờng BH Việt Nam giai đoạn 2003-2010 và các giải pháp nhằm thực hiện định hƣớng đó; Luận văn đã nêu lên thực trạng hoạt động của thị trƣờng BHPNT, thị trƣờng TBHPNT Việt Nam; trong đó đã đánh giá một cách tổng quan thị trƣờng TBHPNT Việt Nam; đánh giá một số nghiệp vụ TBH chủ yếu của thị trƣờng TBHPNT Việt Nam; Qua đó Luận văn đã đánh giá thực trạng phát triển của thị trƣờng TBHPNT Việt Nam, đã nêu đƣợc những thành tựu của thị trƣờng, đồng thời nêu đƣợc những hạn chế còn tồn nhƣ: Nhiều quy định pháp lý gây hạn chế hoạt động thị trƣờng; Khả năng về vốn của các doanh nghiệp

BHPNT, doanh nghiệp TBH hoạt động trong lĩnh vực TBH còn thấp; Năng lực TBH, cung TBH chƣa đáp ứng đƣợc cầu của thị trƣờng; Nguồn nhân lực và trình độ chuyên môn hóa TBH còn hạn chế; Vai trò hoạt động TBH chƣa đƣợc quan tâm; Thị trƣờng TBH chƣa thực sự hội nhập; Quan hệ giữa các DNBH trong nƣớc chƣa chặt chẽ; Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn nghèo nàn và lạc hậu; Công cụ khai thác và quản lý rủi ro bảo hiểm khó khăn, khả năng nghiên cứu cung cấp sản phẩm/ dịch vụ TBH mới còn hạn chế,…

Để thị trƣờng TBHPNT Việt Nam nhanh chóng phát triển toàn diện trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới, cần phải tìm ra các giải pháp nhằm phát huy những những mặt mạnh, khắc phục những mặt còn tồn tại nói trên.

CHƢƠNG III

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

THỊ TRƢỜNG TÁI BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI

3.1 XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG BH VÀ TBHPNT VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ


Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 71 -76 )

×