Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cảm biến có khả năng cảm nhận được vật thể như cảm biến quang, cảm biến tiệm cận.
Cảm biến quang điện
Cảm biến quang điện thực chất là do các linh kiện điện tử quang điện tạo thành. Khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào bề mặt của cảm biến quang, chúng sẽ thay đổi tính chất. Tín hiệu quang được biến đổi thành tín hiệu điện nhờ hiện tượng phát xạ điện tử ở cực Cathode khi có một lượng ánh sáng chiếu vào.
Cảm biến quang có nhiều ưu điểm như:
Không tiếp xúc trực tiếp với vật nên tuổi thọ, độ bền sẽ cao hơn
Khoảng cách phát hiện của cảm biến quang khá xa
Cảm biến quang là phát hiện hầu hết các loại vật thể, vật chất Cảm biến tiệm cận
Cảm biến tiệm cận là thiết bị đo lường công nghiệp dùng để báo hiệu các vật thể xung quanh nó cho người dùng biết mà thông qua từ trường trong cảm biến. Cảm biến tiệm cận có 2 nhóm ứng dụng phổ biến trong các nhà máy, các thiết bị như xe hơi, xe máy cẩu,… Đó là cảm biến tiệm cận cảm ứng và cảm biến tiệm cận điện dung.
Cảm biến tiệm cận cảm ứng phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện từ. Dĩ nhiên, thiết bị chỉ phát hiện được vật kim loại.
Ưu điểm của cảm biến tiệm cận cảm ứng:
Hoạt động được ngay cả trong môi trường khắc nghiệt.
Có khả năng nhận biết được vật kim loại.
Tuổi thọ của nó khá cao và dễ dàng trong việc lắp đặt.
Cảm biến tiệm cận điện dung phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện dung tĩnh điện. Do đó, thiết bị này có thể phát hiện mọi loại vật.
Ưu điểm của cảm biến điện dung:
Có khả năng nhận biết được chất lỏng nằm trong chai.
Khả năng nhận biết được vật không phải làm từ kim loại.
Nhược điểm của hai loại cảm biến này đó chính là bị giới hạn về khoảng cách nhận biết của vật, và đối với cảm biến điện dung thì nó còn có nhược điểm là nhạy cảm với môi trường khi môi trường thay đổi.
Cảm biến hồng ngoại
Cảm biến hồng ngoại là chữ viết tắt của Passive InfraRed sensor tức là bộ cảm biến bị động tiêu dùng kích thích là tia hồng ngoại. Tia hồng ngoại chính là các tia nhiệt được phát ra trong khoảng các nóng. Thân nhiệt ở cơ thể người thông thường là 37 độ C và trong cơ thể luôn phát ra những tia nhiệt hay còn được gọi là các tia hồng ngoại. Và từ đó chúng sẽ dùng 1 tế bào điện để chuyển đổi tia nhiệt ra dạng dấu hiệu điện và nhờ đó
Nguyên lý hoạt động của cảm biến hồng ngoại: Mọi vật thể đều có thể phát ra được một loại tia được gọi là tia hồng ngoại. Và bản thân con người cũng phát ra tia nhiệt – tia hồng ngoại. Cảm biến hồng ngoại sẽ nhận biết được sự có mặt của nguồn nhiệt thông qua các tia hồng ngoại và tự động cấp nguồn điện và báo động cho thiết bị đèn chiếu sáng. Cảm biến hồng ngoại có nhạy hay không là dựa vào nhiệt độ của môi trường. Nhiệt độ môi trường càng thấp thì cảm biến hồng ngoại có độ nhạy cao hơn.
Với yêu cầu của hệ thống là không cần cảm nhận một vật ở quá xa nên việc sử dụng cảm biến hồng ngoại sẽ giảm bớt chi phí cho hệ thống.