KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tnguyển chọn và nghiên cứu hoạt tính sinh học của một số chủng xạ khuẩn phân lập từ đất bị nhiễm quặng ở khu vực Trại Cau- Đồng Hỷ- Thái Nguyên (Trang 40 - 41)

KẾT LUẬN

1. Sự phân bố của xạ khuẩn trong các loại đất là khác nhau. Số lượng xạ khuẩn phân bố trong các loại đất dao động từ 1,5 × 106 CFU/g đất - 17 × 106 CFU/g đất. Số lượng xạ khuẩn phân bố trong đất trồng màu là nhiều nhất, có tới 17 × 106 CFU/g đất.

2. Từ 19 mẫu đất thu từ các loại đât khác nhau tại khu vực Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, chúng tôi đã phân lập và thuần khiết được 92 chủng xạ khuẩn. Trong đó, nhóm xám chiếm tỷ lệ cao nhất 58,70%, nhóm trắng chiếm 17,4%, các nhóm màu hồng, nâu chiếm 7,6%, nhóm tím chiếm 4,3%, nhóm xanh da trời chiếm 3,3%, và nhóm vàng chiếm 1,1%.

3. Trong tổng số 92 chủng xạ khuẩn phân lập được có 39 chủng có hoạt tính kháng sinh, chiếm 42,4%. Trong tổng số các chủng phân lập được có:

- Tỷ lệ kháng vi khuẩn G (+) là 76,92% - Tỷ lệ kháng vi khuẩn G (-) là 64,10% - Tỷ lệ kháng nấm là 79,49%

- Tỷ lệ kháng cả 2 nhóm vi khuẩn G (+) và vi khuẩn G (-) là 56,41% - Tỷ lệ kháng cả 3 nhóm VSVKĐ là 43,60%

4. Đã tuyển chọn được 3 chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh cao để tiếp tục nghiên cứu ký hiệu là TC13.1, TC13.2, và TC12.1.

5. Đã tuyển chọn được 2 chủng xạ khuẩn có hoạt tính enzym cao ký hiệu là TC19.9 và TC16.4, đồng thời đã nghiên cứu khả năng chịu nhiệt của enzym chủng TC19.9.

KIẾN NGHỊ

1. Nghiên cứu các đặc điểm sinh lý, sinh hóa, phân loại và khả năng tổng hợp chất kháng sinh của 3 chủng xạ khuẩn đã lựa chọn: TC13.1, TC13.2, TC12.1.

2. Nghiên cứu tính chất lý hóa của chất kháng sinh từ 3 chủng xạ khuẩn đã lựa chọn.

Một phần của tài liệu Tnguyển chọn và nghiên cứu hoạt tính sinh học của một số chủng xạ khuẩn phân lập từ đất bị nhiễm quặng ở khu vực Trại Cau- Đồng Hỷ- Thái Nguyên (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w