4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Năm 2014 tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 894,010 tỷđồng, trong đó:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 316,753 tỷđồng theo thời giá hiện hành.
- Giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN - XD trên địa bàn đạt khoảng 413,641 tỷđồng theo thời giá hiện hành.
- Giá trị ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn đạt khoảng 163,616 tỷ đồng theo thời giá hiện hành.
Cơ cấu GDP:
- Ngành nông nghiệp chiếm khoảng: 35,40 %.
- Ngành công nghiệp, TTCN - XD chiếm khoảng: 46,30%. - Ngành thương mại - dịch vụ chiếm khoảng: 18,30 %.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước và sự tích cực chỉ đạo của Đảng bộ huyện và sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân trong huyện, nền kinh tế của huyện những năm gần đây có sự phát triển với tốc độ tương đối cao. Giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Thực hiện thâm canh tăng năng suất áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và chất lượng cao hơn, tạo điều kiện để phát triển dịch vụ do đó kinh tế có nhiều phát triển và ổn định. Với
sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ huyện cơ cấu kinh tế của huyện đang có sự chuyển đúng hướng.
Tỷ trọng ngành nông giảm từ 40,00% năm 2010 xuống còn 35,40% năm 2014, tỷ trọng ngành dịch vụ thương mại được duy tŕ ổn định, tỷ trọng ngành công nghiệp trong nền kinh tế trong những năm gần đây có mức tăng trưởng khá từ 44,90% năm 2010 lên 46,30% năm 2014.
Bảng 4.1: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phục Hòa trong những năm gần đây
Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Phục Hòa
a. Nhóm ngành nông nghiệp
•Về trồng trọt: Trong những năm qua lĩnh vực trồng trọt luôn được các cấp quan tâm đầu tư. Tổng sản lượng lương thực có sự tăng trưởng khá, theo thống kê tổng sản lượng lương thực năm 2014 của toàn huyện đạt 10.665,0 tấn, bình quân lương thực đầu người khoảng 461kg/năm, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.
•Về chăn nuôi: Luôn được chú trọng và phát triển, từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ ở hộ gia đình đến chăn nuôi theo quy mô trang trại. Hệ thống thú y thường xuyên được tăng cường, củng cố và hoạt động có hiệu quả, góp phần quan trọng hạn chế dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
STT Năm
Nông nghiệp Công nghiệp - TTCN - XD Thương mại dịch vụ Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1 2012 287,982 39,0 334,762 33,64 116,163 15,7 2 2013 301,236 35,8 388,797 41,83 152,898 18,1 3 2014 316,753 35,4 413,641 46,3 163,616 18,3
Bảng 4.2: Số lượng một số vật nuôi chính trên địa bàn huyện
Năm Trâu Bò Lợn Ngựa Dê Gia cầm
2012 6.187 974 10.733 701 307 79.768
2013 5.530 730 10.785 610 201 85.970
2014 5.917 625 12.988 631 567 93.163
Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Phục Hòa
Do bị ảnh hưởng của dịch bệnh, đặc biệt là cúm gia cầm, lở mồm long móng và gặp rét nên chăn nuôi của nông dân gặp không ít khó khăn và hạn chế. Tuy nhiên việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã đạt được nhiều kết quả.Đời sống nông dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn bước đầu có sự chuyển biến. Trong tương lai, khi quy mô diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do chuyển sang các mục đích chuyên dùng khác cần phải có biện pháp để duy trì một quỹđất nhất định kết hợp với bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý, thâm canh tăng năng suất nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp ổn định, đảm bảo chất lượng lương thực, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
b. Nhóm ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Từ khi tái lập huyện đến nay, hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng ở Phục Hòa đã và đang diễn ra rất sôi động và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Bình quân tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ở khu vực này khi tái lập huyện đến nay đạt bình quân 18,1%/năm. Với sự phát triển như trên, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế của huyện từ 28,04% năm 2002 ( thời điểm tái lập huyện) tăng lên 46,3% năm 2014 và trở thành ngành sản xuất quan trọng của huyện.
c. Nhóm ngành thương mại và dịch vụ
Tình hình hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc lưu thông hàng hóa diễn ra thuận lợi, cung cấp trên thị trường tương đối ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và phục vụđời sống nhân dân.
Hiện nay, các loại hình dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ bưu chính viễn thông, internet phát triển mạnh. Loại hình dịch vụ bán lẻ hàng hóa được tập trung tại 2 chợ đầu mối là chợ Cách Linh và chợ Phục Hòa. Chợ cửa khẩu đã khánh thành từ năm 2008. Việc đưa chợ vào sử dụng, hoạt động có hiệu quả sẽ là nơi tập kết và trung chuyển hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân địa phương. Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Tà Lùng được duy trì tương đối tốt.
4.1.2.2. Dân số và lao động
Dân số huyện Phục Hòa năm 2014 là 23.124 người, với mật độ dân số là 92.0 người/km2; trong đó phân theo giới tính gồm nam có 11.583 người và nữ 11.541 người; phân theo thành thị, nông thôn: thành thị 9.622 người và nông thôn 13.502 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2014 là 1,70% và cơ cấu dân số trẻ.
Trên địa bàn huyện hiện có 06 dân tộc sinh sống gồm người Tày, người Nùng, người Kinh, người H’Mông, người Dao và người Hoa. Trong đó có hai dân tộc chiếm đa số là người Nùng (chiếm 71,3%) và người Tày (chiếm 27,8%).
Hiện tại tổng số lao động của huyện có 15.693 người; trong đó số người trong độ tuổi lao động là 15.398 người.
Bảng 4.3: Phân bố dân cư năm 2013 theo đơn vị hành chính STT Đơn vị hành chính Dân số trung bình
(người) Mật độ dân số (người/km2) 1 Thị trấn Tà Lùng 3.920 499,46 2 Thị trấn Hòa Thuận 5.702 258,87 3 Xã Triệu Ẩu 2.002 56,15 4 Xã Hồng Đại 2.010 102,88 5 Xã Cách Linh 2.932 85,92 6 Xã Đại Sơn 2.108 55,45 7 Xã Lương Thiện 747 46,75 8 Xã Tiên Thành 1.601 42,04 9 Xã Mỹ Hưng 2.102 52,51 Tổng số 23.124 92,0
(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Phục Hòa)
Có thể nói, nguồn nhân lực khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa thật cao, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng khá lớn còn lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ. Tỷ lệ đã qua đào tạo không ngừng được tăng lên, chủ yếu dưới hình thức các lớp học ngắn ngày.
4.1.2.3 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội * Thuận lợi:
Với sự đoàn kết nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân trong toàn huyện đã giành được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, tạo nền tảng để huyện Phục Hòa phát triển mạnh mẽ hơn.
- Kinh tế có bước tăng trưởng khá, vượt mức chỉ tiêu Đại hội lần thứ XIII đề ra, với mức tăng trưởng bình quân đạt 18,3%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng kinh tế nông, lâm nghiệp có chiều hướng giảm, kinh tế công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ có chiều hướng tăng.
- Lợi thế lớn nhất của huyện Phục Hòa là có cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), tạo nên sự giao lưu kinh tế đối
ngoại, trao đổi hàng hóa và tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế thương mại, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ du lịch trên địa bàn.
- Vùng mía nguyên liệu của huyện luôn được duy trì ổn định với diện tích khoảng 1.400 ha, với năng suất ngày càng được cải thiện, góp phần quan trọng vào việc ổn định nguồn nguyên liệu cho nhà máy đường hoạt động.
- Người dân Phục Hòa có truyền thống cần cù lao động, gắn bó với mảnh đất biên giới, trong cơ chế đổi mới đã thể hiện tính năng động, nhạy bén theo yêu cầu thị trường và trong tiếp thu khoa học - công nghiệp mới.
* Khó khăn:
- Là một huyện miền núi, biên giới, cách xa Trung ương và các tỉnh phía sau, kể cả các thị trường trọng điểm của Trung Quốc (nếu so sánh với Lạng Sơn và Quảng Ninh) nên có nhiều hạn chế, thách thức trong việc tiếp cận và giao lưu kinh tế, khoa học - công nghệ, cũng như sự thu hút đầu tư từ bên ngoài.
- Tài nguyên khoáng sản không đáng kể đã hạn chế đến phát triển công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ. Mặt khác tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và môi trường sinh thái cũng gây trở ngại cho sự phát triển.
- Xuất phát điểm về kinh tế - xã hội của huyện thấp, tốc độ tăng trưởng chậm, kinh tế hàng hóa chưa phát triển, cơ cấu kinh tế của huyện còn nặng về nông nghiệp, ở một số vùng sâu vùng xa vẫn còn mang yếu tố tự cung, tự cấp, năng suất và hiệu quả thấp. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp còn phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên, trình độ thâm canh còn thấp. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé và công nghiệp thô sơ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu.