Vọng Giang Đài và Vọng Hải Đà

Một phần của tài liệu 2019_1_2019m1_12h13m14_ly-lich-ngu-hanh-son-kem-thong-cao_(da_sua) (Trang 25 - 29)

Từ ngoài cổng Tam quan chùa Tam Thai đi về bên phải khoảng 50m và leo lên mấy bậc cấp là đến Nhà Bia Vọng Giang Đài. Nhà bia được xây dựng vào

những năm 90 của thế kỷ XX, theo lối kiến trúc cổ, gồm 04 cột trụ và mái lợp ngói âm dương.

Bia Vọng Giang Đài được làm bằng đá sa thạch, ở chính giữa tấm bia có khắc chìm 3 chữ Hán có kích cỡ lớn là: “Vọng Giang Đài” và dòng lạc khoản ghi năm dựng bia: “Minh Mạng thập bát niên thất nguyệt cát nhật”, nghĩa là “bia được lập vào ngày tốt, tháng 7 năm Minh Mạng thứ 18 (1837)”. Mặt chính của tấm bia quay về hướng sông Cổ Cò, vì vậy, đứng ở Vọng Giang Đài có thể nhìn bao quát sông ngòi của vùng đất Ngũ Hành Sơn.

Còn Nhà Bia Vọng Hải Đài ở phía trước và bên phải chùa Linh Ứng, với lối kiến trúc giống với nhà bia Vọng Giang Đài.

Bia Vọng Hải Đài cũng được làm bằng đá sa thạch, chính giữa tấm bia cũng khắc chìm 3 chữ Hán: “Vọng Hải Đài” và dòng lạc khoản ghi năm dựng bia: “Minh Mạng thập bát niên thất nguyệt cát nhật”, nghĩa là “bia được lập vào ngày tốt, tháng 7 năm Minh Mạng thứ 18 (1837)”. Mặt chính bia quay nhìn ra biển đông.

- Động Hóa Nghiêm

Từ chùa Tam Thai đi theo cổng phía sau chùa, rẽ sang bên trái là đường dẫn đến động Hóa Nghiêm và động Huyền Không, hai động này ở sát bên nhau nhưng động Hóa Nghiêm ở phía trước. Trước khi vào động Hóa Nghiêm và động Huyền Không du khách phải đi qua một cổng chính, xây bằng vôi vữa, trên vòm cổng có khắc 3 chữ Hán “Huyền Không Quan” (五五五).

Bên trong động Hoa Nghiêm có thờ tượng Phật Bà Quan Thế Âm, tượng bằng đá, điệp màu với núi đá, cao gần vòm động. Tượng Phật do các nghệ nhân của làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước tạo dựng từ những năm 1960.

Bên phải của tượng Phật Quan Âm là bia ma nhai “Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật” được khắc trực tiếp vào vách động. Bia được lập vào năm Canh Thìn (1640), đây là một trong những bia có niên đại xưa nhất ở Ngũ Hành Sơn. Bia có hình chữ nhật, kích thước 147cm x 65 cm, đỉnh tạo hình ovan; trán bia trang trí quả cầu lửa ở giữa, hai bên trang trí ¼ đóa hoa hướng dương; ngay dưới

trán bia chạm 6 hình ô vuông gờ nổi, trong mỗi ô vuông khắc một đại tự và ghép thành tên của bia là “Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật”; diềm hai bên trang trí dây leo. Đế bia chạm hình hoa sen cách điệu và đặt trên một chiếc hộp chân quỳ. Lòng bia có 23 chữ Hán, khắc theo kiểu khải thư, nét không sâu, ca ngợi vị hoàng đế đương thời và công đức của 53 vị tín chủ22.

Nội dung văn bia cho biết: Phạm Văn Nhân, tự là thiền sư Huệ Đạo Minh, [người] xã Du Xuyên, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, [hiện trú tại] xứ Quảng Nam nước Đại Việt. Nghĩ thấy dấu vết của Phật quá sụp nát, khuyên mời những người hiểu biết chung bỏ của nhà, hết lòng việc thiện để sửa chữa và dựng mới, trên là động núi Phổ Đà mới xây, dưới là chùa Bình An làm lại. Hai cảnh đã hoàn thành. Sau khi gọi thợ xây dựng xong xuôi nhanh chóng, nhà sư ở lại điều khiển việc đốt hương cúng Phật, hướng về tam bảo để đối với trên thì đền bốn ơn phải trả, đối với dưới thì vớt ba đường nghiệp ác, nguyện cùng sống ở nước Cực lạc. Dấu vết của Phật lưu truyền mãi mãi.

Phần sau của văn bia liệt kê danh tính những người phụng cúng tiền bạc cho việc dựng chùa. Trong số này có nhiều người đến từ các địa phương khác, chứ không chỉ ở vùng lân cận. Ngoài ra, có một số người ngoại quốc lạc cúng tiền bạc và được liệt danh cụ thể.23

Ngoài ra, trên vách động Hóa Nghiêm còn lưu lại một số bút tích khắc chạm bằng chữ Hán - Nôm của du khách, trong đó có bài thơ của Bố chánh tỉnh Quảng Nam, Loan Pha Trần Văn Thống, khắc chạm vào mùa xuân năm Tân Hợi thời Duy Tân.

Hay bài ca trù gồm 132 chữ (cả chữ Hán và chữ Nôm) ca ngợi Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn của tác giả Tiểu Cao, tên tự của Nguyễn Văn Mại, người xã Niêm Phò, nay là xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.

- Động Huyền Không

22 Thích Đồng Dưỡng, Về hai tấm bia thời chúa Nguyễn tại ngọn Thủy Sơn, tạp chí Liễu Quán số 10, tháng 1-2017, tr31 2017, tr31

23 Trích dẫn theo Đinh Thị Toan, chuyên đề: “Di sản tư liệu Hán Nôm trên Ngũ Hành Sơn”, BTĐN, lưu hành nộibộ, tr.4 bộ, tr.4

Phía bên trái và sau động Hóa Nghiêm có một lối đi xuống hơi tối, đi khoảng 15 bậc cấp, thì sẽ đến động Huyền Không. Đây là một trong những động đẹp nhất ở danh thắng Ngũ Hành Sơn. Động Huyền Không cao khoảng 30m và rộng, trên trần động có một khoảng trống hình tròn, ánh sáng theo đó tràn vào làm cho động thêm lung linh huyền ảo; trên vách động thạch nhũ chảy dài xuống tạo thành nhiều hình tượng động vật kỳ thú, có thạch nhũ giống như đầu con voi, có cái tựa như con chim khổng tước…

Hai bên bậc cấp lên xuống có thờ 4 tượng Hộ Pháp (2 ông Thiện và 2 ông Ác). Trên cao chính giữa vách động có bàn thờ Phật Thích Ca, ở dưới là bàn thờ Địa Tạng Vương. Bên góc phải động có miếu thờ bà Lôi Phi và bên góc trái động có miếu thờ bà Ngọc Phi, các tượng này đều bằng đá sa thạch, được tạo hình theo phong cách tượng Chăm với “Các trái tai to khác thường trĩu xuống, cái mũ trên đầu dường như chổng lên, cách ngồi theo cách của Ấn Độ giáo”24.

Vách động bên phải có Trang Nghiêm tự cổ kính (trước còn gọi là chùa Tam Thế), được xây dựng vào năm 1825, đến năm Giáp Thìn 1904, chùa bị sập hoàn toàn do bão, mãi đến năm 1907 mới được dựng lại. Trang Nghiêm Tự được chia thành ba gian, gian chính thờ tượng Phật Quan Âm, gian tả thờ ba vị Quan Thánh, gian hữu thờ Ông Tơ Bà Nguyệt.

Gần Trang Nghiêm Tự có một hang nhỏ gọi là Thạch Nhũ Cốc, bên trong có hai mõm đá tròn thòng xuống trông giống như cặp nhũ hoa. Tương truyền, cặp nhũ đá này có tính thiêng đặc biệt để cầu tự.

Trên vách động Huyền Không cũng còn lưu lại một số bút tích khắc chạm bằng chữ Hán - Nôm của du khách, như bài thơ của Quang lộc tự khanh lĩnh Bố chánh sứ Quảng Nam Lê Hữu Đạo được tạo năm 1889.

Ngoài ra, ở trước Trang Nghiêm Tự có một phần đài thờ Đồng Dương, phần đài thờ có chiều cao 0,70m, chiều ngang 0,78m, chính giữa tác phẩm chạm hình sư tử đứng theo dạng bán phù điêu, bên cạnh là hình tượng mặt thần Kala được chạm đơn giản, chung quanh phần đài thờ cũng chạm hoa văn hình con sâu từng giải trong các ô chữ nhật.

24 Albert Sallet, “Les Montagnes des Marbre”, B.A.V.H., No.1/1924, in trong: Những người bạn của cố đô Huế, Tập XI, 1924 (Phan Xưng dịch), Nxb Thuận Hóa, 2002, tr. 113 Tập XI, 1924 (Phan Xưng dịch), Nxb Thuận Hóa, 2002, tr. 113

Một phần của tài liệu 2019_1_2019m1_12h13m14_ly-lich-ngu-hanh-son-kem-thong-cao_(da_sua) (Trang 25 - 29)