tốt, hội thi truyền thống thể hiện về một vấn đề nào đó của nông nghiệp. CBKN thường chỉ là những người được chính quyền địa phương (đơn vị đăng cai tổ chức) mời làm ban giám khảo. Chính vì vậy mà CBKN chỉ tham gia vào các hội thi đó chứ không có CBKN nào tổ chức các hội thi mang tính chất khuyến nông để tuyên truyền về một kỹ thuật mới nào đó nên áp dụng tại địa phương. CBKN tuy muốn tổ chức các hội thi mang thông tin khuyến nông đến cho bà con nông dân nhưng với kinh phí quá thấp, sự hiểu biết chưa thật sự đầy đủ cũng là một trong những nguyên nhân CBKN của huyện không thể tổ chức hội thi.
Hội chợ và triển lãm không có tổ chức tại địa phương, các hội chợ và triển lãm tổ chức thì CBKN nào có nhu cầu đi tham quan và tìm hiểu thì sẽ tự đi do kinh phí quá thấp Trạm không có khả năng tổ chức cho cán bộ đi.
Tập huấn là một hoạt động khuyến nông nhằm phổ biến kiến thức về một chủ đề nào đó cho một nhóm nông dân để đáp ứng những nguyện vọng của họ bằng hình thức tập trung ở một địa điểm và thời điểm phù hợp. Kiến thức trong các buổi tập huấn thường sẽ theo chủ đề nhất định do vậy mà các vấn đề thảo luận và giải quyết trong tập huấn mang tính cụ thể, tập trung và chuyên sâu.
Hộp 4.3: Tôi không làm theo những gì mà tôi được học
Bà Dương Thị Hà, thôn Rừng Chũng, xã Xuân Hòa, Lập Thạch
Tôi thỉnh thoảng cũng có tham gia một số lớp tập huấn do địa phương tổ chức. Tôi tham gia do sau mỗi buổi tập huấn có tiền bồi dưỡng là chính. Đi tập huấn nhưng khi về tôi không làm theo những kiến thức mà tôi được biết trong khi đi tập huấn. Cán bộ giảng bài tôi không nhớ được nhiều, hơn nữa tôi nghĩ mình cũng có kinh nghiệm trong những lĩnh vực ấy nên cứ làm theo nếp thôi.
Hộp 4.4: Phương pháp tập huấn
Ông Dương Văn Thanh, thôn Đồng Quyền, xã Xuân Hòa, Lập Thạch
Địa phương mà tổ chức tập huấn là tôi đi. Ở đó cán bộ hướng dẫn tận tình lắm, ai hỏi gì cũng trả lời hết, trả lời cẩn thận tỉ mỉ lắm. Người dân quê mình không
biết cái gì là hỏi ngay nhưng hỏi xong, nghe biết vậy thôi chứ có mấy ai ghi chép gì đâu. Cuối buổi thì cũng được phát tài liệu nhưng tài liệu này chỉ bao gồm những kiến thức mà cán bộ giảng dạy trong buổi tập huấn thôi, còn những kiến thức mà mình hỏi ngoài thì không có. Nên nhiều khi hỏi nhiều thế nhưng có ai nhớ để làm theo đâu, lại quen làm theo nếp cũ nữa.
Biểu đồ 4.8: Quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng của CBKN đối với phương pháp tập huấn
Tổng hợp số liệu từ bảng 4.12 thấy rằng tỷ lệ CBKN hiểu nhưng không áp dụng phương pháp tập huấn là tương đối ít, CBKN trạm có tỷ lệ là gần 15% (tương đương với 1/7 người); CBKN xã, thị trấn chỉ có dưới 5% (tương đương với 2/60 người). Bên cạnh đó tỷ lệ CBKN không hiểu rõ về phương pháp tập huấn nhưng vẫn tham gia tập huấn cho bà con nông dân trong vùng cũng chiếm một tỷ lệ khá cao, CBKN ở trạm tỷ lệ này chiếm gần 30% (tương đương với 2/7 người), CBKN xã, thị trấn con số này là hơn 40% (tương đương với 25/60 người).
Trong quá trình tổ chức tập huấn cho bà con, ngoài những lớp tập huấn theo nội dung những mô hình đang được thực hiện ở một số xã của địa phương, CBKN của huyện cũng có thăm dò nhu cầu của bà con nông dân. Đặc biệt khi đi
thăm ruộng của bà con nếu thấy có hiện tượng lạ trên đồng ruộng thì CBKN sẽ nhờ tổ khuyến nông của xã, thị trấn tập hợp bà con để thảo luận vấn đề khó khăn đang diễn ra.
Trình diễn kết quả là quá trình xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ hay kỹ thuật cần khuyến cáo để có kết quả minh chứng cho tính ưu việt của công nghệ hay kỹ thuật đó và thuyết phục những nông dân có quan tâm làm theo. Khi sử dụng phương pháp trình diễn kết quả là CBKN muốn dùng các mô hình thực tế được xây dựng ngay tại địa phương để thuyết phục nông dân kỹ thuật hay công nghệ được chuyển giao là tốt và phù hợp với địa phương.
Với một kinh phí quá thấp được cấp cho trạm khuyến nông hàng năm thì số lượng mô hình trình diễn cũng là rất ít. Bởi đó mà số lượng CBKN hiểu về phương pháp trình diễn kết quả hay phương pháp trình diễn phương pháp nhưng không áp dụng phương pháp này vào thực tế tại địa phương cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên vẫn còn những CBKN không hiểu sâu về phương pháp mô hình trình diễn nhưng vẫn sử dụng phương pháp này trong các hoạt động khuyến nông của mình.
Biểu đồ 4.9: Quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng của CBKN đối với phương pháp trình diễn kết quả
Ông Hoàng Trung Thông, xã Văn Quan, Lập Thạch
Được biết cán bộ khuyến nông của huyện đang cần tìm người làm mô hình chăn nuôi gà, tôi tham gia và được chọn làm mô hình cho xã. Làm mô hình cũng vất vả lắm, tôi phải làm lại chuồng trại cho đúng với yêu cầu kỹ thuật của cán bộ. Làm chuồng xong, cán bộ khuyến nông có đến kiểm tra và còn tổ chức tham quan ngay tại nhà tôi.
Tuy vất vả vì phải đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật nhưng cũng thấy đỡ khổ hơn. Lúc nào cũng có cán bộ khuyến nông hướng dẫn tận tình, từ việc nên tiêm phòng cho gà thuốc gì, vào lúc nào tôi đều được cán bộ khuyến nông nhắc để làm đúng, đủ.
Trình diễn phương pháp là quá trình tổ chức cho nông dân biết cách xây dựng và áp dụng một công nghệ hay kỹ thuật cụ thể từ đầu đến cuối để mọi người biết cách làm và áp dụng công nghệ hay kỹ thuật đó trong điều kiện cụ thể của địa phương, tạo cơ hội cho nông dân học qua làm, nông dân tiếp xúc và liên hệ, học tập lẫn nhau. Chính vì vậy mà phương pháp trình diễn phương pháp là quá trình học qua làm.
Sử dụng phương pháp trình diễn phương pháp sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp trình diễn kết quả như: Nông dân hiểu được cách làm từ đầu đến cuối khi áp dụng một công nghệ hay kỹ thuật mới; Tạo điều kiện để nông dân tham gia mọi công việc trong xây dựng mô hình… Tuy nhiên thì áp dụng phương pháp trình diễn phương pháp sẽ tốn nhiều thời gian và tốn nhiều công sức để giới thiệu từng bước áp dụng công nghệ cho nông dân biết và nắm được công nghệ đó. (Đỗ Kim Chung, 2009)
Trình diễn phương pháp là cách làm cùng nông dân các mô hình. Hướng dẫn nông dân cách làm từng khâu, giúp nông dân hiểu cặn kẽ từng bước một khi làm một mô hình hay nuôi một cây, một con nào đó. Tuy nhiên thì số CBKN
không hiểu và không áp dụng phương pháp này lại khá cao, riêng CBKN trạm đã chiếm tới hơn 40% (tương ứng với 3/7 người), còn CBKN xã, thị trấn có 40/60 người (ứng với gần 70%). CBKN hiểu và áp dụng phương pháp trình diễn phương pháp chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, CBKN trạm là 3/7 người (tương đương hơn 40%) nhưng CBKN xã, thị trấn lại chỉ có 15% (tương đương với 9/60 người) áp dụng. CBKN trạm không có ai hiểu mà không áp dụng, gần 5% (tương đương với 2/60 người) là số CBKN xã, thị trấn có hiểu biết về phương pháp trình diễn phương pháp nhưng không áp dụng vào thực tế. CBKN trạm cũng chỉ có dưới 15% (tương đương với 1/7 người) là không hiểu về phương pháp nhưng vẫn áp dụng trong thực tế. Có tới 15% (tương đương với 9/60 người) CBKN xã, thị trấn áp dụng phương pháp trình diễn phương pháp trong khi không hiểu về phương pháp này.
Biểu đồ 4.10: Quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng của CBKN đối với phương pháp trình diễn phương pháp
Khi tham gia xây dựng mô hình để hướng dẫn nông dân làm các bước cụ thể trong một quy trình công nghệ hay kỹ thuật nào đó cần xác định rõ mục đích của trình diễn, chuẩn bị trang thiết bị vật tư đầy đủ, CBKN cần khuyến khích nông dân tham gia và hướng dẫn nông dân từng bước công việc trong xây dựng mô hình và áp dụng công nghệ, kỹ thuật đó.
Hội nghị đầu bờ còn thường được gọi là hội thảo hiện trường hay lớp học hiện trường. Hội nghị đầu bờ là phương pháp khuyến nông tạo cơ hội cho nông dân quan sát thực tế một mô hình, một nông trại để phổ hiến, rút kinh nghiệm hay giải quyết vấn đề mà nông dân gặp phải ngay tại hiện trường. Đây là một trong những phương pháp để nông dân học hỏi lẫn nhau dưới dự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông. (Đỗ Kim Chung, 2009)
Tham gia vào hội nghị đầu bờ nông dân sẽ được trao đổi trực tiếp với người làm mô hình và những người xung quanh. Như vậy nông dân sẽ dễ học hỏi được kiến thức, kinh nghiệm của nhau.
Hộp 4.5 : Tham gia vào hội nghị đầu bờ tôi học hỏi được nhiều lắm
Ông Nguyễn Văn Thắng, xã Quang Sơn, Lập Thạch
Hôm nay được cán bộ khuyến nông ở xã báo là có hội nghị ở đây (Văn Quán, Lập Thạch).Ttôi thu xếp công việc xuống đây để học hỏi kinh nghiệm làm chuồng trại chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Tôi được trao đổi với anh Thông (chủ mô hình), anh cũng hướng dẫn tận tình cách làm chuồng gà như thế nào cho tốt, để gà không bị nóng khi trời mùa hè.
Hộp 4.6 : Tôi sử dụng phương pháp hội nghị đầu bờ như thế nào?
Bà Hà Thị Lê Dung, trạm phó trạm khuyến nông Lập Thạch
Khi áp dụng phương pháp hội nghị đầu bờ tôi thường chọn những mô hình phù hợp với địa phương, đang được sự quan tâm lớn của bà con nông dân. Tôi thường tổ chức hội nghị đầu bờ với mục đích giới thiệu công nghệ, kỹ thuật mới đã được áp dụng thành công tại địa phương. Chọn nông dân tham gia hội nghị đầu bờ chúng tôi thường chỉ chọn 5 – 7 người tham gia để có thể dễ dàng trao đổi và thuận tiện trong việc đi lại nếu địa điểm tổ chức hội nghị không ở tại địa phương.
CBKN của trạm có tới 85% số cán bộ áp dụng phương pháp hội nghị đầu bờ. Trong đó không có cán bộ nào hiểu nhưng lại không áp dụng. Hầu hết CBKN hiểu về phương pháp này đều áp dụng trong quá trình công tác của mình.
Có hơn 40% CBKN trạm không hiểu rõ về phương pháp hội nghị nhưng vẫn áp dụng trong thực tế. Tại trạm có 1 CBKN không hiểu nên không áp dụng phương pháp hội nghị đầu bờ. CBKN này có nhiệm vụ chính là kế toán cho cơ quan vì thế mà cán bộ này ít khi tham gia các hoạt động khuyến nông tại các xã.
Bên cạnh đó thì CBKN xã, thị trấn lại có đến 60% số cán bộ không nắm rõ cách thức thực hiện phương pháp hội nghị đầu bờ nhưng vẫn áp dụng vào thực tế. Chỉ có 30% số CBKN xã, thị trấn áp dụng phương pháp hội nghị đầu bờ là có những hiểu biết nhất định về phương pháp. Số CBKN xã, thị trấn hiểu về phương pháp hội nghị đầu bờ nhưng không áp dụng có tới 5%. 5% cũng là số CBKN xã, thị trấn không biết nên không áp dụng phương pháp hội nghị đầu bờ.
Biểu đồ 4.11: Quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng của CBKN đối với phương pháp hội nghị đầu bờ
Theo ngôn ngữ Hán – Việt “tham quan” có nghĩa là tham gia vào một chuyến đi ở một nơi cụ thể nào đó và quan sát những gì thấy được. Vì thế tham quan và khảo sát thực tế được hiểu là phương pháp khuyến nông trong đó nông dân được tổ chức đi đến nơi đang diễn ra một công việc nào đó nằm trong chủ đề của khuyến nông để đúc rút kinh nghiệm và đi đến hành động cụ thể. (Đỗ Kim Chung, 2009)
Tham quan và khảo sát thực tế giúp học viên quan sát thực tế cách tiến hành triển khai một công việc, kỹ thuật nào đó; giúp cán bộ khuyến nông củng cố các bài giảng lý thuyết thông qua quan sát thực tế, trao đổi với những nông dân khác; và tham quan còn tạo ấn tượng tốt cho học viên trong quá trình học tập. (Đỗ Kim Chung, 2009)
Hộp 4.7: mục đích của tham quan là khẳng định công nghệ
Ông Đỗ Mạnh Tài, cán bộ trạm khuyến nông Lập Thạch
Tôi làm công tác khuyến nông mới được gần 1 năm, nhưng may mắn là tôi có học về các phương pháp khuyến nông trong quá trình học tập ở trường đại học nên khi làm thực tế cũng không có nhiều vướng mắc. Trong quá trình công tác của mình tôi đã tổ chức được vài lần tham quan và khát sát thực tế cho bà con nông dân. Khi tổ chức tham quan và khảo sát thực tế tôi thường quan tâm chủ yếu đến mục đích của chuyến tham quan này. Các buổi tham quan do tôi tổ chức thường đi với mục đích khẳng định công nghệ đó với địa phương là tốt và nên áp dụng.Đoàn tham quan thường từ 12 – 15 người. Địa điểm để quan sát thường là những huyện lân cận để đi lại dễ dàng, ít tốn kém cho việc đi lại.
Biểu đồ 4.12: Quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng của CBKN đối với phương pháp tham quan và khảo sát thực tế
Đối với phương pháp tham quan và khảo sát thực tế số CBKN áp dụng là rất ít do kinh phí cho những buổi tham quan này thường lớn, các nguồn thu của CBKN không nhiều để có thể tổ chức nhiều buổi tham quan và khảo sát thực tế cho bà con nông dân của địa phương. Chỉ có hơn 40% CBKN trạm và hơn 30% CBKN xã, thị trấn là hiểu và áp dụng phương pháp tham quan và khảo sát thực tế vào các hoạt động khuyến nông của mình.
Tuy nhiên thì có tới hơn 40% CBKN trạm và hơn 50% CBKN xã, thị trấn không hiểu biết rõ nhưng vẫn áp dụng phương pháp tham quan và khảo sát thực tế. Vì thế mà chất lượng của các cuộc tham quan và khảo sát thực tế thường không cao, bà con nông dân khi tham gia vào các cuộc tham quan và khảo sát thực tế khi về địa phương thường không áp dụng theo những mô hình mà mình được đi quan sát học hỏi.
Số CBKN hiểu nhưng không áp dụng phương pháp tham quan và khảo sát thực tế thấp, chỉ có gần 15% CBKN trạm và 10% CBKN xã, thị trấn. Có tới 5% CBKN xã, thị trấn không hiểu và cũng không áp dụng phương pháp tham quan và khảo sát thực tế.
Hộp 4.8: Được đi tham quan tôi học được nhiều lắm
Ông Trần Văn Mai, xã Xuân Hòa, Lập Thạch
Thỉnh thoảng tôi cũng thấy cán bộ khuyến nông tổ chức cho nông dân chúng tôi đi tham qua. Lần trước tôi được đi tham quan ở Tam Dương đấy, mô hình ở đó họ làm tốt lắm. Đi về mới thấy dân mình ít chịu thay đổi nên vẫn còn nghèo so với người ta. Địa điểm cũng gần ngay so với quê mình nên đi lại tôi thấy cũng không vất vả lắm, sáng đi chiều về ngay thôi.
Hội thi là một phương pháp truyền bá thông tin của khuyến nông qua các hội thi. Phương pháp hội thi khuyến khích nông dân tham gia tìm hiểu một chủ đề nhất định của khuyến nông nhằm tăng cường sự hiểu biết về việc áp dụng công nghệ hay kỹ thuật trong sản xuất của họ. (Đỗ Kim Chung, 2009)
Hộp 4.9: Kinh phí thấp nên hoạt động kém
Ông Nguyễn Đức Thọ, trạm trưởng trạm khuyến nông Lập Thạch
Nhiều lúc cũng muốn tổ chức hội thi cho bà con nông dân mình tham gia học hỏi, tạo sự nhanh nhẹn trong ứng xử các tình huống có thể xảy ra nhưng kinh phí cấp cho các hoạt động khuyến nông còn ít quá không đủ để tổ chức.