từng phương pháp cụ thể).
- Số cán bộ khuyến nông biết về các phương pháp khuyến nông (biết rõ, có biết nhưng không nắm rõ, không biết)
- Số cán bộ khuyến nông áp dụng các phương pháp khuyến nông (đối với từng phương pháp cụ thể).
- Số cán bộ khuyến nông không áp dụng các phương pháp khuyến nông (đối với từng phương pháp cụ thể).
- Số cán bộ khuyến nông áp dụng không thành thạo các phương pháp khuyến nông (đối với từng phương pháp cụ thể).
* Chỉ tiêu về đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ khuyến nông
- Tỷ lệ cán bộ khuyến nông có mong muốn bồi dưỡng thêm về phương pháp cá nhân.
- Tỷ lệ cán bộ khuyến nông có mong muốn được bồi dưỡng thêm về phương pháp nhóm.
- Tỷ lệ cán bộ khuyến nông có mong muốn được bồi dưỡng thêm về phương pháp khuyến nông qua phương tiện thông tin đại chúng.
PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG Ở HUYỆN LẬP THẠCH – TỈNH VĨNH PHÚC
4.1 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC NGUỒN NHÂN LỰC KHUYẾN NÔNG CỦA HUYỆN LẬP THẠCH
4.1.1 Sơ lược về trạm khuyến nông huyện Lập Thạch
Trạm khuyến nông huyện Lập Thạch đã được thành lập từ năm 1996 đến nay đã được 15 năm . Tuy nhiên số lượng cán bộ công tác tại trạm lại tương đối ít. Hiện tại có 7 cán bộ đang công tác và làm việc tại trạm. Chính vì vậy mà trạm không chia nhỏ ra thành các phòng ban chuyên môn cụ thể. Cán bộ của trạm nhận nhiệm vụ trực tiếp từ trạm trưởng trạm khuyến nông.
Quan hệ hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ Quan hệ lãnh đạo và quản lý
Sơ đồ 4.1: Hệ thống tổ chức của trạm khuyến nông huyện Lập Thạch
Theo quyết định của UBND huyện Lập Thạch số 56/QĐ-UB ngày 08/5/1996 quyết định thành lập trạm khuyến nông huyện Lập Thạch. Tại quyết
Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc
Tổ khuyến nông xã, thị trấn Trạm khuyến nông huyện Lập Thạch
định này trạm khuyến nông huyện Lập Thạch chịu sự lãnh đạo và quản lý toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của trung tâm khuyến nông tỉnh.
•Quyết định này được căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND các cấp ban
hành ngày 21/6/1994;
•Căn cứ QĐ số 402/QĐ-UB ngày 06/5/1992 của UBND tỉnh Vĩnh Phú về
việc phân cấp quản lý công tác tổ chức chính quyền nhà nước;
•Căn cứ QĐ số 363/QĐ-UB ngày 17/02/1996 của UBND tỉnh Vĩnh Phú
về việc thành lập trạm khuyến nông các huyện;
•Căn cứ nghị quyết thường vụ huyện ủy Lập Thạch họp ngày 29/4/1996
về công tác tổ chức cán bộ;
•Căn cứ Nghị định số 13/CP của Chính phủ ngày 02/03/1993, ban hành
quy định về công tác khuyến nông.
Từ khi được thành lập đến giờ trạm khuyến nông huyện Lập Thạch luôn luôn là một trong những đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và phấn đấu không ngừng để củng cố hệ thống tổ chức của mình nhằm phát triển hơn nữa vai trò khuyến nông của mình.
Trạm khuyến nông huyện Lập Thạch đã phát triển được hệ thống khuyến nông ở cấp xã, thị trấn tương đối tốt, đổi mới phương pháp làm việc. Đưa thông tin kịp thời và bổ ích đến cho nhân dân trong huyện. Đẩy mạnh và xây dựng nhiều mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương. Có nhiều lớp tập huấn được mở để phục vụ quá trình sản xuất của bà con nông dân. Bên cạnh đó trạm còn kết hợp với đài truyền thanh của địa phương mang thông tin kịp thời tới người dân.
Các hoạt động chủ yếu của trạm khuyến nông huyện Lập Thạch tập trung nhiều vào lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt. Do điều kiện của địa phương nên trong lĩnh vực thủy sản và lâm nghiệp có phần nào đó hoạt động khuyến nông
kém hơn so với lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt. Các hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Lập Thạch được thể hiện rõ tại bảng 4.1
Bảng 4.1: Các hoạt động của trạm khuyến nông
Nội dung hoạt động Trồng trọt Chăn nuôi Lâm-thuỷ sản
1. Chỉ đạo sản xuất x x
2. Thông tin tuyên truyền x x x
3. Tập huấn, huấn luyện nông dân x x x
4. Xây dựng mô hình trình diễn x x
5. Tham quan hội thảo x x x
6. Hoạt động tư vấn x
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Lập Thạch)
Ghi chú: Nếu có hoạt động trong lĩnh vực nào sẽ được đánh dấu bằng dấu “x”
* Công tác chỉ đạo sản xuất
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành nông nghiệp. Đối với Trạm khuyến nông huyện Lập Thạch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc, UBND huyện Lập Thạch, Chi bộ Phòng Nông nghiệp trong những năm qua đã tham gia trực tiếp vào công tác chỉ đạo sản xuất phục vụ chủ trương, đường lối, định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Lập Thạch như công tác chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi từ đó nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.
* Công tác thông tin tuyên truyền
Đây là công tác quan trọng nhằm tăng cường phổ biến các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, trạm khuyến nông huyện Lập Thạch đã phối hợp với trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc, trung tâm giống cây trồng Vĩnh Phúc tuyên truyền phổ biến việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ vào trong sản xuất nông nghiệp như việc thâm canh các giống cây con mới, cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, phòng trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm, các biện pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tuyên truyền sâu rộng đến bà con nông dân về
Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Hàng tháng, hàng vụ Trạm khuyến nông phối hợp với Ban tuyên giáo Huyện ủy xây dựng chuyên mục “tin sản xuất nông nghiệp” trên bản tin do Ban tuyên giáo Huyện ủy ấn hành.
Để giúp công tác thông tin tuyên truyền được thuận lợi, Trạm khuyến nông đã phát xuống các xã, thị trấn hàng ngàn tờ lịch “hướng dẫn cơ cấu giống cây trồng và thời vụ, những công việc chính của nhà nông, bản tin khuyến nông Vĩnh Phúc” và các tờ rơi hướng dẫn quy trình chăm sóc các loại cây, con, kỹ thuật xây dựng và sử dụng Biogas…
* Công tác tập huấn, huấn luyện nông dân
Đẩy mạnh công tác tập huấn trạm khuyến nông huyện Lập Thạch đã phối hợp với trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh, trung tâm Giống cây trồng tỉnh, Hội nông dân huyện, Văn Phòng khí sinh học tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm mở nhiều lớp tập huấn đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp của Nghị quyết 03 của tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Tập huấn là hoạt động phổ biến của CBKN của Trạm khuyến nông huyện Lập Thạch bởi thông qua tập huấn thông tin được truyền tới nhiều nông dân trong cùng một thời điểm, như vậy sẽ tiết kiệm được nhân lực khuyến nông.
* Công tác xây dựng mô hình trình diễn
Là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Lập Thạch, mang tính thực tiễn nhất của công tác khuyến nông. Trạm khuyến nông huyện Lập Thạch khi thực hiện mô hình trình diễn thường phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư của tỉnh Vĩnh Phúc và một số đơn vị khác tùy thuộc vào mô hình trình diễn về lĩnh vực gì.
* Công tác tham quan hội thảo
Để hoạt động khuyến nông được phong phú và mang lại hiệu quả cao, Trạm khuyến nông huyện Lập Thạch đã kết hợp với trung tâm Khuyến nông –
Khuyến ngư tỉnh, khuyến nông cơ sở tổ chức nhiều đợt tham quan hội thảo trong và ngoài huyện.
Trạm khuyến nông còn tổ chức nhiều buổi tham quan học tập các mô hình chăn nuôi trồng trọt mới, có hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn của huyện như mô hình chăn nuôi lợn mán tại xã Xuân Hòa,…
(Nguồn: báo cáo tổng kết công tác năm 2007, 2008, 2009 của Trạm Khuyến nông huyện Lập Thạch)
Qua các buổi tham quan được tổ chức hàng năm CBKN và bà con nông dân tại địa phương đã thấy được hiệu quả của việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, có sự so sánh với cách làm cũ và mới để rút ra kinh nghiệm trong việc sản xuất nông nghiệp tại gia đình nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Biểu đồ 4.1: Công tác khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Lập Thạch năm 2007 – 2009
Qua biểu đồ 1 ta thấy số lớp được tập huấn có xu hướng tăng lên theo năm, năm 2008 tăng 126,67% so với năm 2007, còn năm 2009 tăng 121,05% so với năm 2008. Được sự quan tâm chỉ đạo của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc cũng như UBND huyện Lập Thạch số mô hình trình diễn mà Trạm Khuyến nông huyện Lập Thạch ngày càng tăng về số lượng cũng như chất
lượng. Năm 2008 số mô hình trình diễn tăng 250% so với năm 2007; đến năm 2009 thì tăng 140% so với năm 2008. Riêng năm 2008 có sự tăng đột biến do một số mô hình làm từ cuối năm 2007 sang năm 2008 mới được nghiệm thu.
Hiện nay đội ngũ cán bộ khuyến nông của huyện Lập Thạch đang thực hiện nhiệm vụ trong những điều kiện khó khăn. Chỉ riêng trụ sở của trạm khuyến nông là được xây dựng khang trang còn tổ khuyến nông các xã, thị trấn hầu như chỉ là những phòng tạm, đặt cùng với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của địa phương. Các máy móc trang bị cho cán bộ khuyến nông cũng thiếu trầm trọng. Tại trụ sở trạm khuyến nông huyện Lập Thạch được trang bị 2 máy vi tính để bàn và một máy in đen trắng. Bên cạnh đó nhận thấy cán bộ của trạm cần phải được tiếp cận nhiều thông tin qua internet nên trạm đã sử dụng quỹ của trạm để đăng ký sử dụng dịch vụ internet. Tuy nhiên thông tin được khai thác tương đối thấp, thông tin được khai thác chủ yếu là kỹ thuật trồng, chăm sóc một giống cây con nào đó còn các thông tin mang tính chất khuyến nông, thông tin liên quan đến cung cầu sản phẩm nông nghiệp,… rất ít được CBKN tìm kiếm. Chỉ có 2/20 xã, thị trấn (chiếm 10%) là có máy tính để bàn, trong đó xã Thái Hòa do trụ sở đặt cùng với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nên được sử dụng chung máy tính với hợp tác xã, còn xã Tử Du được trang bị máy tính do có một dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cho cán bộ nói chung của xã nên tổ khuyến nông của xã được trang bị một máy tính.
Với hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém như vậy CBKN huyện Lập Thạch rất khó để có thể ứng dụng các phương pháp khuyến nông vào thực tế vì mỗi phương pháp khuyến nông đòi hỏi cần phải có những trang bị nhất định thì mới có thể thực hiện được tốt.
4.1.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Lập Thạch Bảng 4.2: Nguồn nhân lực của trạm
Trình độ Cán bộ KN của trạm Cán bộ KN cơ sở SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1. Đại học 6 85,72 2 3,33 2. Cao Đẳng 0 - 0 - 3. Trung cấp 1 16,68 43 71,67 4. Sơ cấp 0 - 7 11,67
5. Chưa qua ĐT chuyên môn 0 - 8 13,33
Tổng số 7 100 60 100
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Lập Thạch)
Trải qua 14 năm xây dựng và phát triển đội ngũ CBKN của Lập Thạch đã