Những thành tựu và hạn chế trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SƠ HUYỆN KIM ĐỘNG - TỈNH HƯNG YÊN (Trang 34)

1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

2.3.Những thành tựu và hạn chế trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ

Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Kim Động

2.3.1 Những thành tựu và nguyên nhân

Trong điều kiện của cách mạng Việt Nam trên trặng đường CNH, HĐH hiện nay việc quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở trong hệ thống chính trị là vô cùng cần thiết, chính vì vậy cán bộ cấp cơ sở đến cấp Trung ương có vai trò quyết định, biết những chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước nói chung và các tổ chức đoàn thể, quần chúng nói riêng thành hiện thực sinh động trong cuộc sống.

Trong tình hình hiện nay xây dựng, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, công tác cán bộ là nhiệm vụ then chốt. Chính vì vây Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến công tác cán bộ bởi vì cán bộ là gốc của mọi phong trào, cán bộ nào thì phong trào ấy.

Trong những năm qua, từ khi đất nước chuyển đổi sang kinh tế thị trường, công tác cán bộ Đoàn cũng chuyển mình theo để phù hợp với xu thế của thời đại. Trong giai đoạn mới kỹ năng nghiệp vụ công tác, xây dựng tổ chức ngày càng được nâng lên tầm cao mới.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ Đoàn qua đào tạo đa phần năng động trong công tác, tich cực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chú trọng nâng cao kiến thức, lý luận chính trị chuyên môn nghiệp vụ theo hướng trẻ tạo nguồn cho Đảng, chính quyền các đoàn thể.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân.

Nhiệm vụ của tổ chức Đoàn là giáo dục, rèn luyện tập hợp thanh thiếu niên trên địa bàn và tổ chức các hoạt động. Nhưng đây là khâu hạn chế của BCH Đoàn, số lượng đoàn viên có tăng nhưng tỉ lệ TTN trong toàn huyện chưa cao, cán bộ đoàn cơ sở chưa phát huy hết vai trò xung kích của mình, các phong trào đoàn chưa phát triển đồng đều ở các khu vực, nội dung, chưa đi vào chất lượng, chậm đổi mới trong nội dung hoạt động.

Công tác tham mưu xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế, về việc đề xuất tham mưu với cấp ủy Đảng chưa thực sự tích cực, chưa kịp thời, chưa mạnh dạn. Số lượng đoàn viên được xem xét kết nạp còn thấp. Công tác chỉ đạo Đoàn ở nhiều nơi còn chậm đổi mới, lề lối làm việc còn thiếu chủ động, sáng tạo, các hoạt động còn chồng chéo. Do vậy cần phát huy hết những nhân tố tích cực.

Trong những năm gần đây thực hiện phân cấp đào tạo, tạo điều kiện cấp bộ Đoàn chủ động trong khâu đào tạo, nội dung tập huấn cho từng đối tượng cán bộ, các đơn vị chưa chủ động phối hợp với các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn – Hội – Đội còn mờ nhạt, nội dung hình thức chưa phong phú.

* Nguyên nhân

Công tác cán bộ Đoàn hiện nay chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài: - Do cơ chế thị trường luôn biến đổi và vận động không ngừng

- Chưa có hệ thống chính sách cụ thể về đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn

- Chưa có quy hoạch cụ thể trong tổng thể đội ngũ cán bộ chính trị - xã hội của Đảng và Nhà Nước, về cơ bản là nằm trong trạng thái tự phát

- Chưa có biện pháp tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ cơ sở Đoàn

- Việc sử dụng đội ngũ cán bộ Đoàn còn mang màu sắc cảm tính, chưa gắn việc đào tạo với sử dụng, bồi dưỡng cán bộ. Phần lớn là tuyển dụng trước rồi mới bồi dưỡng, đào tạo sau

- Việc sử lý đầu ra cho cán bộ Đoàn mới chỉ dừng lại ở bộ phận cán bộ chủ chốt - Còn chưa thực sự có quan tâm sâu sát đối với một số học viên của Học viện

sau khi ra trường

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SƠ HUYỆN KIM ĐỘNG 3.1 Phương hướng xây dựng cán bộ Đoàn

3.1.1. Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn

- Cán bộ Đoàn có vị trí quan trọng trong công tác dân vận của Đảng và là nguồn cung cấp cán bộ cho hệ thống chính trị. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII xác định cán bộ, công tác cán bộ Đoàn là nhân tố then chốt, công tác cán bộ Đoàn là bộ phận quan trọng của công tác cán bộ của Đảng.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào TTN trong giai đoạn mới, nhân tố có tính quyết định xây dựng tổ chức Đoàn – Hội – Đội vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH,HĐH đưa đất nước từng bước quá độ lên CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN.

- Thông qua hoạt động thực tiễn phong trào TTN để tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, tạo nguồn bổ xung cán bộ cho Đảng, ,Nhà nước và đoàn thể nhân dân .

- Nâng cao chất lượng ,đảm bảo số lượng, từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ của Đoàn các cấp. Xác định cán bộ Đoàn là cán bộ làm công tác chính trị - xã hội; nhưng có tính đặc thù – đó là ngoài chuyên môn nghiệp vụ cán bộ của Đoàn còn phải có kĩ năng nghiệp vụ công tác Đoàn, năng khiếu và lòng nhiệt tình, say mê, công tác giáo dục thế hệ trẻ.

3.1.2. Mục tiêu phương hướng

3.1.2.1. M ục tiêu

Đưa công tác cán bộ, đặc biệt là công tác tuyển chọn,quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ đoàn vào nề nếp, trên cơ sở trẻ hóa đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu công tác Đoàn và phong trào TTN

trong thời kì mới. Cung cấp nguồn cán bộ trẻ có chất lượng cho hệ thống chính trị.

Phấn đấu đến nhiệm kì 2015 – 2020, 100% cán bộ Đoàn cấp cơ sở nằm trong độ tuổi đoàn viên; 100% cán bộ đoàn chuyên trách từ cấp xã trở lên có trình độ đại học, cao đẳng; 100% cán bộ đoàn đều được đào tạo, bồi dưỡng về lí luận và nghiệp vụ công tác Đoàn – Hội – Đội.

3.1.2.2. Phương hướng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn các cấp, xây dựng thống nhất tiêu chuẩn cho từng loại cán bộ.

- Đổi mới nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, đánh giá, quản lí sử dụng, luân chuyển cán bộ.

- Tích cực chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền về chính sách và thuyên chuyển cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp trong hệ thống chính trị. Đổi mới công tác bầu cử, đảm bảo nguyên tắc tập chung dân chủ trong giới thiệu và chuẩn bị nhân sự.

- Củng cố bộ máy làm công tác tổ chức cán bộ của Đoàn ở các cấp đảm bảo đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ của đoàn trong thời kì mới.

3.1.3. Tiêu chuẩn cán bộ

Ngoài các tiêu chuẩn chung được quy định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, cán bộ Đoàn cần có các tiêu chuẩn sau:

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lí tưởng cách mạng của Đảng, với chủ nghĩa Mác – Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Có kiến thưc, kĩ năng nghiệp vụ công tác thanh vận, năng lực tham mưu chỉ đạo và khả năng tiếp thu, tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Đoàn, chương trình công tác của đơn vị trong phạm vi trách nhiệm được giao.

- Có trình độ chính trị, chuyên môn ngoại ngữ phù hợp với lĩnh vực mình công tác. Có sức khỏe, ngoại hình cân đối, tác phong nhanh nhẹn phù hợp với yêu cầu công tác thanh vận.

- Nhiệt tình với trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, được rèn luyện từ thực tiễn của phong trào TTN, được quần chúng tín nhiệm. Tiêu chuẩn cụ thể:

Cấp huyện tương đương, tốt nghiệp đại học (hoặc tương đương) trở lên. Có trình độ lí luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Cán bộ phong trào cấp huyện không quá 35 tuổi.

Cấp cơ sở tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn – Hội – Đội, có khả năng tổ chức các hoạt động cụ thể. Tuổi không quá 30.

3.2. Các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở

3.2.1 Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở.

Trước hết Đảng bộ huyện Kim Động cần tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X của Đảng về “ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH”, Nghị quyết 02 của

BCH Trung ương Đoàn khóa VIII về “ Công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới”; đồng thời xác định xây dựng Đoàn là yếu tố không tách rời công tác xây dựng Đảng, sự lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng Đoàn vững mạnh.

Đảng bộ huyện Kim Động cần có kế hoạch chiến lược trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ cho Đảng và chính quyền từ cán bộ Đoàn. Đây là vấn đề sống còn đối với công tác Đoàn hiện nay nói riêng và công tác cán bộ của Đảng bộ huyện Kim Động nói chung.

Đảng bộ huyện Kim Động cần ra nghị quyết về công tác thanh niên và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn thanh niên. Tăng cường đầu tư cho

đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn thông qua kênh từ Tung ương đến các cơ sở trực thuộc.

Tạo cơ chế cho Đoàn hoạt động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, phải quán triệt nguyên tắc “Đào tạo cán bộ Đoàn là một bộ phận đào tạo của cán bộ Đảng” và chủ trương của Đảng “ Xây dựng Đoàn là xây dựng Đảng trước một bước”

3.2.2.Giải pháp tăng cường công tác quy hoạch tuyển chọn cán bộ Đoàn cơ sở.

-Quy hoạch cán bộ Đoàn bao gồm: phát hiện, tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng quản lí, đánh giá và thực hiện các chế độ chính sách cần thiết đối với họ.

Quy hoạch cán bộ chủ chốt của cán bộ Đoàn cơ sở phải được đặt trong tổng thể quy hoạch cán bộ Đảng cùng cấp. Tổ chức Đoàn có trách nhiệm giúp cấp uỷ Đảng phát hiện những cán bộ, tạo nguồn cán bộ, kiến nghị các phương án đào tạo, bồi dưỡng, sở dụng cán bộ. Hình thành việc kế thừa, liên tục chủ động và thường xuyên không thụ động trông chờ, ỷ lại đặc biệt trong điều kiện luân chuyển nhanh đội ngũ cán bộ Đoàn.

Quy hoạch cán bộ là không phải nhìn người xếp việc mà trái lại trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tiêu chuẩn, điều kiện của mõi chức danh mà lựa chọn cán bộ, tạo nguồn cho phù hợp, phải thực hiện phương châm người nào cũng được miễn là phải đảm bảo tiêu chuẩn và điều kiện làm như vậy sẽ tránh được tình trạng chủ quan, nể nang, ô dù...

Quy hoạch cán bộ dự bị là quy hoạch ngắn hạn, đòi hỏi mỗi chức danh cán bộ Đoàn cần phải quy hoạch từ 2 đến 3 cán bộ (đội dự bị, kế cận). Từng cán bộ dự bị phải được đánh giá mặt mạnh, mặt yếu. Cần bồi dưỡng cái gì? ở đâu? thời gian như thế nào?

- Tuyển chọn là một khâu của công tác Quy hoạch, muốn tuyển chọn, quy hoạch cán bộ tốt cần xây dựng tiêu chuẩn cán bộ ở mỗi cấp, mỗi chức danh, mỗi đối tượng cán bộ, xác định nguồn tuyển chọn cán bộ trong cấp bộ Đoàn. Trong đó coi trọng nguồn trưởng thành từ thực tiễn phong trào.

Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ Đoàn, ngoài tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác theo quy định của Nghị quyết Trung ương (khoá VII) cán bộ phải được đào tạo cơ bản về chính trị và chuyên môn, nhiệt tình có khả năng làm công tác thanh niên, được thanh niên tín nhiệm, được rèn luyện từ thực tiễn phong trào.

Những Đoàn viên ưu tú sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự trong quân đội hoặc công an nhân dân, đã tốt nghiệp THPT được đánh giá tốt, có nguyện vọng, khả năng hoạt động chính trị - xã hội, có năng khiếu VHVN - TDTT, cử đi đào tạo cơ bản. Sau khi thử việc sẽ bổ sung biên chế chính thức.

Cần xác định nguồn cán bộ trong phạm vi rộng, không hạn chế trong một cơ quan đơn vị. Chú trọng những cán bộ trẻ có thành tích xuất sắc trong phong trào TTN ở cơ sở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong điều kiện hiện nay quy hoạch cán bộ Đoàn cơ sở nên chuẩn bị theo cách: Một người làm nguồn cho một hay nhiều chức danh đồng thời có thể 2 hoặc 3 người làm nguồn cho một chức danh, nhất là các chức danh chủ chốt (Bí thư, Phó bí thư).

3.2.3. Giải pháp đổi mới nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở.

Trước hết cần thống nhất về mặt quan điểm trong cấp uỷ, chính quyền đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn chính là đào tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị khác từ đó mà tạo nguồn lực cần thiết về cơ sở vật chất, kinh phí được bảo đảm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở đến Chi đoàn, đặc biệt lưu ý đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, học vấn cho đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở.

*Về nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở.

Người cán bộ Đoàn cần được đào tạo một cách toàn diện với những nội dung phù hợp với vị trí công tác, với đặc thù của khu vực, đối tượng, phù hợp với điều kiện tổ chức của đơn vị. Cụ thể là những nội dung sau:

- Lý luận cơ bản bao gồm lý luận chính trị và lý luận công tác thanh vận. Trang bị những kiến thức mang tính nền tảng, những quan điểm về công tác thanh niên, tạo tiền đề để người cán bộ Đoàn có thể nâng cao bản lĩnh và nhận thức chính trị, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Nghiệp vụ - kỹ năng công tác Đoàn cả về phong trào và công tác xây dựng Đoàn. Hướng dẫn cách thức xây dựng nội dung, triển khai tổ chứ thực hiện các hoạt động, nghiệp vụ công tác tổ chức – xây dựng Đoàn, kỹ năng sinh hoạt thanh niên… Nội dung này sẽ giúp ích cho người cán bộ Đoàn trong quá trình tác nghiệp nên cần được hướng dẫn thật cụ thể rõ ràng.

- Kinh nghiệm thực tiễn: trao đổi giới thiệu những mô hình, giải pháp hay thực tiễn từ cơ sở. Những kinh nghiệm này có thể giúp cho người cán bộ Đoàn học hỏi và nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn đơn vị mình.

- Chuyên môn nghiệp vụ: bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ Đoàn. Đồng thời chuẩn bị cho công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách sau khi thôi làm công tác Đoàn.

*Về hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhất đối với cán bộ Đoàn cơ sở:

- Đào tạo cơ bản dưới hình thức tập trung 3 tháng liên tục hoặc tại chức mỗi tháng một tuần trong thời gian một năm theo chương trình đã nêu trên cho Bí thư và Phó bí thư, sau đó kiểm tra tổ chức cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận.

- Mỗi năm tập huấn từ 1 đến 2 tuần cho uỷ viên BCH Đoàn cơ sở.

-Tập huấn theo chuyên đề, tổ chức các hội nghị tổng kết, toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm về công tác Đoàn - Hội - Đội.

-Tập huấn theo chức danh.

-Thành lập và thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt Đoàn

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SƠ HUYỆN KIM ĐỘNG - TỈNH HƯNG YÊN (Trang 34)