Các giải pháp đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SƠ HUYỆN KIM ĐỘNG - TỈNH HƯNG YÊN (Trang 38)

1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

3.2. Các giải pháp đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở

3.2.1 Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở.

Trước hết Đảng bộ huyện Kim Động cần tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X của Đảng về “ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH”, Nghị quyết 02 của

BCH Trung ương Đoàn khóa VIII về “ Công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới”; đồng thời xác định xây dựng Đoàn là yếu tố không tách rời công tác xây dựng Đảng, sự lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng Đoàn vững mạnh.

Đảng bộ huyện Kim Động cần có kế hoạch chiến lược trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ cho Đảng và chính quyền từ cán bộ Đoàn. Đây là vấn đề sống còn đối với công tác Đoàn hiện nay nói riêng và công tác cán bộ của Đảng bộ huyện Kim Động nói chung.

Đảng bộ huyện Kim Động cần ra nghị quyết về công tác thanh niên và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn thanh niên. Tăng cường đầu tư cho

đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn thông qua kênh từ Tung ương đến các cơ sở trực thuộc.

Tạo cơ chế cho Đoàn hoạt động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, phải quán triệt nguyên tắc “Đào tạo cán bộ Đoàn là một bộ phận đào tạo của cán bộ Đảng” và chủ trương của Đảng “ Xây dựng Đoàn là xây dựng Đảng trước một bước”

3.2.2.Giải pháp tăng cường công tác quy hoạch tuyển chọn cán bộ Đoàn cơ sở.

-Quy hoạch cán bộ Đoàn bao gồm: phát hiện, tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng quản lí, đánh giá và thực hiện các chế độ chính sách cần thiết đối với họ.

Quy hoạch cán bộ chủ chốt của cán bộ Đoàn cơ sở phải được đặt trong tổng thể quy hoạch cán bộ Đảng cùng cấp. Tổ chức Đoàn có trách nhiệm giúp cấp uỷ Đảng phát hiện những cán bộ, tạo nguồn cán bộ, kiến nghị các phương án đào tạo, bồi dưỡng, sở dụng cán bộ. Hình thành việc kế thừa, liên tục chủ động và thường xuyên không thụ động trông chờ, ỷ lại đặc biệt trong điều kiện luân chuyển nhanh đội ngũ cán bộ Đoàn.

Quy hoạch cán bộ là không phải nhìn người xếp việc mà trái lại trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tiêu chuẩn, điều kiện của mõi chức danh mà lựa chọn cán bộ, tạo nguồn cho phù hợp, phải thực hiện phương châm người nào cũng được miễn là phải đảm bảo tiêu chuẩn và điều kiện làm như vậy sẽ tránh được tình trạng chủ quan, nể nang, ô dù...

Quy hoạch cán bộ dự bị là quy hoạch ngắn hạn, đòi hỏi mỗi chức danh cán bộ Đoàn cần phải quy hoạch từ 2 đến 3 cán bộ (đội dự bị, kế cận). Từng cán bộ dự bị phải được đánh giá mặt mạnh, mặt yếu. Cần bồi dưỡng cái gì? ở đâu? thời gian như thế nào?

- Tuyển chọn là một khâu của công tác Quy hoạch, muốn tuyển chọn, quy hoạch cán bộ tốt cần xây dựng tiêu chuẩn cán bộ ở mỗi cấp, mỗi chức danh, mỗi đối tượng cán bộ, xác định nguồn tuyển chọn cán bộ trong cấp bộ Đoàn. Trong đó coi trọng nguồn trưởng thành từ thực tiễn phong trào.

Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ Đoàn, ngoài tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác theo quy định của Nghị quyết Trung ương (khoá VII) cán bộ phải được đào tạo cơ bản về chính trị và chuyên môn, nhiệt tình có khả năng làm công tác thanh niên, được thanh niên tín nhiệm, được rèn luyện từ thực tiễn phong trào.

Những Đoàn viên ưu tú sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự trong quân đội hoặc công an nhân dân, đã tốt nghiệp THPT được đánh giá tốt, có nguyện vọng, khả năng hoạt động chính trị - xã hội, có năng khiếu VHVN - TDTT, cử đi đào tạo cơ bản. Sau khi thử việc sẽ bổ sung biên chế chính thức.

Cần xác định nguồn cán bộ trong phạm vi rộng, không hạn chế trong một cơ quan đơn vị. Chú trọng những cán bộ trẻ có thành tích xuất sắc trong phong trào TTN ở cơ sở.

Trong điều kiện hiện nay quy hoạch cán bộ Đoàn cơ sở nên chuẩn bị theo cách: Một người làm nguồn cho một hay nhiều chức danh đồng thời có thể 2 hoặc 3 người làm nguồn cho một chức danh, nhất là các chức danh chủ chốt (Bí thư, Phó bí thư).

3.2.3. Giải pháp đổi mới nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở.

Trước hết cần thống nhất về mặt quan điểm trong cấp uỷ, chính quyền đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn chính là đào tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị khác từ đó mà tạo nguồn lực cần thiết về cơ sở vật chất, kinh phí được bảo đảm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở đến Chi đoàn, đặc biệt lưu ý đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, học vấn cho đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở.

*Về nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở.

Người cán bộ Đoàn cần được đào tạo một cách toàn diện với những nội dung phù hợp với vị trí công tác, với đặc thù của khu vực, đối tượng, phù hợp với điều kiện tổ chức của đơn vị. Cụ thể là những nội dung sau:

- Lý luận cơ bản bao gồm lý luận chính trị và lý luận công tác thanh vận. Trang bị những kiến thức mang tính nền tảng, những quan điểm về công tác thanh niên, tạo tiền đề để người cán bộ Đoàn có thể nâng cao bản lĩnh và nhận thức chính trị, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Nghiệp vụ - kỹ năng công tác Đoàn cả về phong trào và công tác xây dựng Đoàn. Hướng dẫn cách thức xây dựng nội dung, triển khai tổ chứ thực hiện các hoạt động, nghiệp vụ công tác tổ chức – xây dựng Đoàn, kỹ năng sinh hoạt thanh niên… Nội dung này sẽ giúp ích cho người cán bộ Đoàn trong quá trình tác nghiệp nên cần được hướng dẫn thật cụ thể rõ ràng.

- Kinh nghiệm thực tiễn: trao đổi giới thiệu những mô hình, giải pháp hay thực tiễn từ cơ sở. Những kinh nghiệm này có thể giúp cho người cán bộ Đoàn học hỏi và nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn đơn vị mình.

- Chuyên môn nghiệp vụ: bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ Đoàn. Đồng thời chuẩn bị cho công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách sau khi thôi làm công tác Đoàn.

*Về hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhất đối với cán bộ Đoàn cơ sở:

- Đào tạo cơ bản dưới hình thức tập trung 3 tháng liên tục hoặc tại chức mỗi tháng một tuần trong thời gian một năm theo chương trình đã nêu trên cho Bí thư và Phó bí thư, sau đó kiểm tra tổ chức cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận.

- Mỗi năm tập huấn từ 1 đến 2 tuần cho uỷ viên BCH Đoàn cơ sở.

-Tập huấn theo chuyên đề, tổ chức các hội nghị tổng kết, toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm về công tác Đoàn - Hội - Đội.

-Tập huấn theo chức danh.

-Thành lập và thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt Đoàn của các loại hình câu lạc bộ Đoàn.

-Phát hành rộng rãi các loại sách hướng dẫn về kĩ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn - Hội - Đội.

-Kết hợp đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện qua các hoạt động thực tiễn của những mô hình hay các hoạt động được đoàn cấp trên chỉ đạo điểm.

-Có chế độ khuyến khích các hình thức tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn.

3.2.4. Giải pháp quản lý sử dụng luân chuyển đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở.

Vấn đề sử dụng cán bộ Đoàn cơ sở mang tính đặc thù, số cán bộ biên chế rất ít phần lớn là kiêm nhiệm bán chuyên trách do đó phải biết rõ năng lực, sở trường, thế mạnh, điểm yếu hay hạn chế của từng cán bộ mà bố trí và sử dụng cho phù hợp đồng thời phải biết khích lệ và động viên kịp thời, thường xuyên.

Đối với cương vị chủ chốt nhất thiết phải tìm chọn cho được các nhân sự có đủ điều kiện và tiêu chuẩn chất lượng cán bộ Đoàn đã nêu ở trên. Phải có điều kiện thuận lợi tối đa có thể có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời phải thay thế ngay cán bộ chủ chốt mà thiếu nhiệt tình, năng lực yếu, gây cản trở công việc chung.

Quy trình sử dụng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở phải đảm bảo 4 yếu tố: Lựa chọn đúng người, sắp xếp dúng việc, hài hoà giữa công việc chung và lợi ích riêng của bản thân gia đình, và hướng phát triển trưởng thành của cán bộ.

Cách giao việc: Một công việc có thể giao cho nhiều cán bộ cùng thực hiện một cán bộ có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau nhưng cái chính là kết quả và hiệu quả của công việc.

Nghệ thuật sử dụng cán bộ Đoàn là phải biết lắng nghe hướng dẫn của họ hành động sáng tạo, chủ động trong công việc, tránh nôn nóng đòi hỏi quá cao.

Sử dụng đội ngũ cộng tác viên là một bộ phận cấu thành trong công tác cán bộ Đoàn cơ sở. Bên cạnh BCH cơ sở còn có đội ngũ công tác viên nhiệt tình thành tâm với thế hệ trẻ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, thu hút được TTN trên địa phương. Đội ngũ cộng tác viên là người bạn chân thành nhất động viên họ vượt qua những khó khăn, thử thách hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.5. Giải pháp quản lý và thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn

Huyện Đoàn cần phối hợp với phòng Thương binh xã hội huyện trợ cấp cho việc đào tạo, bồi dưỡng những người ưu tú trở thành cán bộ ưu tú trở thành cán bộ chủ chốt. Chú ý con em gia đình cách mạng, những người có công với nước, công nhân, nông dân, tri thức, lực lượng vũ trang, cán bộ phụ nữ,… Có chính sách học bổng và miễn giảm học phí cho con em các gia đình có công với cách mạng , gia đình liệt sĩ, thương binh, con các gia đình nghèo vượt khó, cho học sinh giỏi, đạo đức tốt, sinh viên các ngành sư phạm. Bồi dưỡng tài năng ngay từ các trường phổ thông, đại học và trung học chuyên nghiệp. Dành kinh phí để cử cán bộ ưu tú và sinh viên xuất sắc đi đào tạo, tham quan, bồi dưỡng ở nước ngoài.

Nguồn đầu tư để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bao gồm ngân sách Nhà nước các cấp, kinh phí của các tổ chức Đảng, đoàn thể, của doanh nghiệp, tài trợ của các tổ chức quốc tế và các nước.

+ Chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn cơ sở.

Các đoàn cơ sở cần chú ý tìm hiểu và có nhiệm vụ tác động với cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện tốt các chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước với cán bộ Đoàn. Đồng thời tác động thêm để các cơ sở vận dụng những chính sách khuyến khích đãi ngộ nhằm động viên đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở, chi đoàn : chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản cho đội ngũ cán bộ Đoàn xuất sắc, tạo nguồn lâu dài cho Đoàn, cho Đảng, hay trích kinh phí từ nguồn nhân sách nhà nước, dùng cho đào tạo, bồi dưỡng lại. Luôn có chính sách cả vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ Đoàn nhằm kịp thời động viên, cổ vũ tinh thần cho đồng chí cán bộ Đoàn. Cần quan tâm, bồi dưỡng cán bộ chi đoàn phấn đấu trưởng thành về chính trị, bồi dưỡng họ trở thành đói tượng Đảng, giới thiệu họ về các chi bộ Đảng xem xét, kết nạp. Đó cũng là chính sách cụ thể tạo vị thế về mặt chính trị - xã hội cho đội ngũ cán bộ Đoàn xứng đáng với những cống hiến và đóng góp của họ.

Cần xây dựng quy chế về công tác cán bộ phù hợp với điều kiện của đơn vị để mỗi cán bộ Đoàn biết mình phải làm gì.

+ Tăng cường công tác chỉ đạo của BCH cơ sở:

Công tác chỉ đạo của Đoàn cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tổ chức vì vậy để làm tốt công tác này, cần tập trung vào nội dung sau:

- Coi trọng hoạt động từ chi đoàn, chú trọng đầu tư, chỉ đạo hướng dẫn, tạo điều kiện cho chi đoàn triển khai tốt các mặt công tác. Bám sát Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đoàn cấp trên, những nhu cầu của thanh niên đề ra những chương trình kế hoạch cụ thể xát với thực tế, từng cơ sở, chi đoàn.

- Chủ động thay đổi phương thức hoạt động theo xu hướng xã hội hóa, đa dạng hóa hình thức. Kết hợp chỉ đạo toàn diện với chỉ đạo điểm theo từng cụm, sau đó tổng kết rút ra kinh nghiệm nhân ra diện rộng.

- Để đảm bảo thông tin hai chiều giữa đoàn cấp trên và đoàn cấp dưới thông suốt chính xác và kịp thời, cần tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn và định hướng phong trào.

Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở, chi đoàn trong giai đoạn này.

3.3. Đề xuất, kiến nghị

Để xây dựng, tổ chức đội ngũ cán bộ Đoàn có đủ năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới cần xác lập hệ quy chuẩn về chất lượng đoàn viên là trách nhiệm của tổ chức Đoàn, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và lãnh đạo các ban ngành, để nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đoàn các cấp góp phần nâng cao chính trị của người đoàn viên thanh niên trong giai đoạn mới. Xây dựng mô hình nhân cách tiêu biểu cho chất lượng đoàn viên trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những giải pháp trước mắt là: cần làm tốt việc chấn chỉnh công tác phát triển đoàn viên mới và giới thiệu đoàn viên mới vào Đảng với phương châm: coi trọng chất lượng hơn số lượng, tiếp tục triển khai chương trình học tập 6 bài lý luận chính trị cho đoàn viên và chương

trinh rèn luyện đoàn viên, gắng với việc troa thẻ đoàn viên cho những đoàn viên rèn luyện tốt. Chấn chỉnh và quản lý về công tác cán bộ về thanh tra, kiểm tra xây dựng Đoàn – Hội - Đội.

3.3.1.Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền

Cần xây dựng quy chế cán bộ Đoàn, quy chế lãnh đạo Đoàn thanh niên, có sư đánh giá về công tác lãnh đạo của Đoàn.

Chủ động làm công tác cán bộ nói chung và đặc biệt là công tác quản lý, bố trí sử dụng cán bộ Đoàn nói riêng. Lấy kết quả phân loại chất lương Đoàn viên và hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức Đoàn theo từng tháng, từng quý, năm và mỗi phong trào đẻ làm tiêu chí đánh giá cán bộ, làm cơ sở việc đề bạc, bố trí sử dụng cán bộ Đoàn vào những vị trị trí cao hơn.

Các cấp ủy Đảng cần quan tâm hơn nữa và tăng cường công tác kiểm tra giám sát ,định hướng , tiếp tục chỉ đạo tổ chức Đoàn, kịp thời động viên,cổ vũ chấn chỉnh. Không ngừng đầu tư tạo điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở Đoàn. Tổ chức Đảng cần có hướng tổ chức, lựa chọn, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng hơp lý để trong tương lai có được đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng được với yêu cầu của thời đại, góp phần đưa phong trào của Đoàn ngày càng đi lên. Ở mỗi các cấp ủy Đảng tùy theo đặc điểm, tình hình thực tiễn cụ thể của cơ quan đơn vị mà có những nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ lãnh đạo

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SƠ HUYỆN KIM ĐỘNG - TỈNH HƯNG YÊN (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w