Phương pháp quản lý tập thể quyền liên quan các tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam – trường hợp cụ thể của RIA

Một phần của tài liệu Quản lý tập thể quyển tác giả (Trang 31 - 33)

- Trên cơ sở giấy phép tự nguyện: cơ quan lập pháp chỉ khuyến cáo việc cần thiết thiết lập một cơ chế cấp phép và trao quyền đặc biệt thông qua một tổ chức đại diệ n cho các ch ủ s ở

3.1.2 Phương pháp quản lý tập thể quyền liên quan các tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam – trường hợp cụ thể của RIA

Nam – trường hợp cụ thể của RIAV

Hiện nay, thực trạng tổ chức và hoạt động của RIAV cho thấy việc áp dụng phương pháp sử dụng giấy phép luật định là chưa khảthi. Phương pháp này chỉ có thể áp dụng khi một tổ chức quản lý tập thểđã có khảnăng hoạt động tốt và đảm bảo quyền lợi của các cá nhân và tổ chức ủy thác quyền. Tuy nhiên, hoạt động của RIAV chưa đáp ứng được các yếu tố này. RIAV chỉ mới cấp phép trên lĩnh vực Internet, dịch vụ viễn thông. Sốlượng hợp đồng cấp phép sử dụng của RIAV còn hạn chế. Việc cấp phép của RIAV tràn lan, chưa đảm bảo các yếu tố pháp lý. RIAV chưa áp dụng quy chế phân phối tiền, gây mất uy tín ở một số đơn vị ủy thác quyền…Nhìn chung, hoạt động của RIAV chưa thật sự quy chuẩn và hợp lý Vì vậy, tại thời điểm này, nhà nước trao cho RIAV một độc quyền cấp phép và thu tiền thù lao sẽkhông đảm bảo hiệu quả của việc thu tiền bản quyền, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền liên quan đối với các bản ghi.

Phương pháp đánh thuế thiết bị là một sáng tạo của người Đức trong quá trình quản lý tập thể quyền sao chụp, và có thể rất hiệu quả trong lĩnh vực sao chép đểdùng riêng như phần 2.3 đã nói. Tuy nhiên, ngay khi đề xuất này được nêu ra tại Hội thảo về vấn đề thu tiền bản quyền đối với đĩa quang, đĩa trắng do Cục bản quyền tác giả Việt Nam tổ chức vào tháng 8 năm 2008 đã gặp phải rất nhiều phản ứng từdư luận. Có thể thấy khó khăn lớn nhất của việc áp dụng phương pháp này chính là việc phải giải thích cho đa số dân chúng về ý nghĩa và bản chất của việc thu thuế. Bên cạnh đó, việc thiết lập một cơ chế và bộmáy đồng bộ nhằm thực thi hệ thống thuế này là rất khó khăn.

Phương pháp “Liên đới mở rộng” thực sự là một phương án hay và hiệu quả, vừa đảm bảo tính dân chủnhưng cũng góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho một tổ chức quản lý tập thể trong việc nhận ủy thác và cấp phép.

Tuy nhiên, đối với lĩnh vực quyền liên quan của các tác phẩm âm nhạc, việc áp dụng kỹ thuật này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì hiện nay, tại Việt Nam, chủ sở hữu quyền liên quan đối với hầu hết các tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam chính là các hãng ghi âm, ghi hình, các công ty sản xuất, phát hành băng đĩa. Nhưng những đơn vị này lại hoàn toàn thiếu vắng một tổ chức tập hợp. Tổ chức đó, nếu áp dụng phương pháp này thì RIA sẽ ký kết với RIAV. Đây chính là sự bất hợp lý.

Nếu xem lại mục 1.3 Chương 1 (nói về mối quan hệ giữa hiệp hội và tổ chức quản lý tập thể) thì mô hình phù hợp phải là tổ chức quản lý tập thể được xây dựng dựa trên nền tảng của Hiệp hội (RIAV), lúc này, nếu như Hiệp hội thật sự có đông thành viên thì tổ chức quản lý tập thể này sẽ ký kết hợp đồng ủy thác chung với RIAV và qua đó được quyền đại diện cho tất cả các tác phẩm của các thành viên thuộc Hiệp Hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV).

Theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, chúng ta chưa có bất kỳ một quy định nào của luật sở hữu trí tuệ hay luật dân sự thừa nhận sự tồn tại của một tổ chức quản lý tập thể, đồng thời cũng chưa có một quy định nào thừa nhận khả năng thu tiền bản quyền đối với toàn bộ số tác phẩm của một quốc gia, vì vậy tại Việt Nam các tổ chức quản lý tập thể chỉ có thể thực hiện mô hình cấp phép dựa trên cơ sở giấy phép tự nguyện – tức là dựa trên cơ sở những hợp đồng ủy thác cụ thể, với những tác phẩm cụ thể. Mặc dù, phương pháp này phù hợp với quy định chung của pháp luật dân sự, tuy nhiên sẽ gây trở ngại rất nhiều cho một tổ chức tập thể, và phương pháp này đã mặc nhiên loại bỏ sự tồn tại của một “giấy phép mở”.

“Giấy phép tự nguyện” là mô hình được thực hiện tốt ởcác nước như Hoa Kỳ, khi mà chủ sở hữu quyền có một khảnăng đánh giá và giám sát rất tốt giá trị các tác phẩm do mình sở hữu, họđưa ra những biểu giá riêng biệt và tổ chức quản lý tập thể phải cấp phép trên biểu giá đó. Tại Việt Nam hiện nay, nhận thức chung của đa số các chủ sở hữu quyền về giá trị tài sản của các tác phẩm của mình còn thấp. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào các hợp đồng ủy thác riêng biệt sẽ không thể đẩy mạnh sự phát triển của quản lý tập thể nói riêng và lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan nói chung. Ngoài ra, với những trở ngại từ chính những cá nhân vi phạm và nhiều điều kiện khách quan khác, một mô hình cấp phép trên cơ sở giấy phép luật định rất cần được thiết lập.

Theo quan điểm của nhóm tác giả, ngay tại thời điểm hiện tại vẫn nên tiếp tục duy trì cơ chế quản lý tập thể thông qua giấy phép tự nguyện. Nhưng sau một thời gian, nếu RIAV hoặc một tổ chức quản lý tập thể khác đã đi vào ổn định và có những định hướng đúng, thì các cơ quan nhà nước nên xem xét việc ban hành và cấp một giấy phép mở cho các tổ chức quản lý tập thểđể hỗ trợ những tổ chức này và dần chuyển sang phương pháp “giấy phép luật định”.Ởđó, RIAV sẽđược quyền cấp phép đối với toàn bộ các tác phẩm Việt Nam trong lĩnh vực quyền liên

quan của các tác phẩm âm nhạc. Đồng thời, một chủ sở hữu quyền sẽ có thể tuyên bố tự mình thực hiện quyền trên một số lĩnh vực với một số tác phẩm nhất định.

Tuy nhiên, mô hình này rất dễ dẫn đến vị thếđộc quyền luật định cho RIAV, vì vậy, chỉ có thể trao cho RIAV một thẩm quyền cấp phép mở khi thỏa mãn 02 điều kiện:

- RIAV phải hoạt động tốt và thật sựđem lại lợi ích cho các chủ sở hữu quyền

- Nhà nước phải ban hành một hành lành pháp lý chặt chẽ về các tổ chức quản lý tập thể, trong đó, thiết lập một cơ chế giám sát phù hợp giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức quản lý tập thể.

Một phần của tài liệu Quản lý tập thể quyển tác giả (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)