Cơ chế quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý tập thể quyển tác giả (Trang 34 - 35)

- Trên cơ sở giấy phép tự nguyện: cơ quan lập pháp chỉ khuyến cáo việc cần thiết thiết lập một cơ chế cấp phép và trao quyền đặc biệt thông qua một tổ chức đại diệ n cho các ch ủ s ở

3.1.4 Cơ chế quản lý nhà nước

Quản lý quyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của một tổ chức quản lý tập thể. Tuy nhiên, không thể quản lý quyền một cách hiệu quả nếu thiếu vắng sự hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước. Đặc biệt, thị trường âm nhạc hiện nay đang ngày càng mở rộng và trở thành một thị trường đem lại nhiều lợi nhuận. Bất kỳ sự thay đổi hay tác động nào của các tổ chức quản lý tập thể (mà cụ thể là RIAV) cũng sẽảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhiều tổ chức, cá nhân khác trên thị trường này. Sự tác động hợp lý và kịp thời của cơ quan nhà nước chính là một trong các biện pháp hiệu quả nhất nhằm đảm bảo các tổ chức quản lý tập thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Các quy định pháp luật hiện tại đã hình thành một cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức quản lý tập thể. Điều này đem đến nhiều lợi thế cho các tổ chức quản lý tập thể, tuy nhiên, trong tương lai, khi các tổ chức quản lý tập thể nhận được thẩm quyền cấp giấy phép mở, việc giám sát của cơ quan nhà nước là tối cần thiết, để hạn chế tình trạng độc quyền trên thực tế của các tổ chức quản lý tập thể. Hiện nay, theo quy định tại điểm c khoản 3 điều 56 luật sở hữu trí tuệnăm 2005 quy định các tổ chức đại diện tập thể tổ chức quản lý tập thể phải

“c) Báo cáo theo định kỳvà đột xuất về hoạt động đại diện tập thểcho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;”

Đồng thời, khoản 2 và khoản 4 điều 41 nghịđịnh 100 quy định

“2. Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn việc phân chia tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác đối với những trường hợp tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan chưa ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.

4. Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải thực hiện chếđộ báo cáo, thông tin cho Cục Bản quyền tác giảVăn học - Nghệ thuật theo định kỳ sáu tháng, một năm hoặc đột xuất về các hoạt động của tổ chức mình.”

Ta thấy rằng, các cơ chế giám sát hiện tại còn rất lỏng lẻo và thiếu các quy định chi tiết. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, các cơ quan nhà nước phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của tổ chức quản lý tập thể. Đặc biệt là đối với các biểu giá. Biểu giá của một tổ chức quản lý tập thể trên lĩnh vực âm nhạc chính là một trong những yếu tố tác động rất nhiều đến thị trường sử dụng tác phẩm âm nhạc. Biểu giá không phù hợp sẽ hạn chế quyền tiếp cận tác phẩm âm nhạc của các đơn vị sử dụng và qua đó cộng đồng cũng không được thụ hưởng những tác phẩm có

chất lượng. Khi đó, tổ chức quản lý tập thể sẽkhông có được các hợp đồng cấp phép sử dụng và vì vậy mà sẽkhông thu được tiền bản quyền, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của các chủ sở hữu quyền.

Vì những lý do này mà nhóm tác giảđề xuất giải pháp thiết lập cơ chế kiểm duyệt biểu giá. Vì biểu giá được thiết lập theo định kỳ hàng năm, vì vậy sẽ không quá khó khăn và mất nhiều thời gian cho việc soạn thảo và kiểm duyệt biểu giá. Mặt khác, biểu giá nếu được kiểm duyệt sẽlà cơ sở vững chắc để các tổ chức quản lý tập thể có thể dễ dàng làm việc với các đơn vị sử dụng. Việc kiểm duyệt biểu giá sẽ hạn chế khảnăng tạo ra tình trạng độc quyền trên thực tế cho tổ chức quản lý tập thể, đồng thời vẫn duy trì một sự tự do nhất định cho các chủ sở hữu quyền. Vì vậy, trong trường hợp các tổ chức quản lý tập thể hoạt động không hiệu quả, các chủ sở hữu quyền vẫn có thể tiến hành cấp phép riêng lẻ.

Một phần của tài liệu Quản lý tập thể quyển tác giả (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)