Thăm hộ gia đình

Một phần của tài liệu Tổng quan về các phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe và hiệu quả của hoạt động này trên bệnh mạn tính (Trang 73 - 75)

Tư vấn có thể được thực hiện ở phòng khám hoặc trường học nhưng thăm hộ gia đình cũng là một cách hữu ích. Nhân viên TT-GDSK nên thăm tất cả hộ gia đình trong cộng đồng thường xuyên. Nếu một làng nhỏ với 10-25 hộ gia đình, việc thăm viếng có thể được thực hiện ít nhất hai tuần một lần. Ở những làng lớn hơn hoặc với đối tượng là hàng xóm thì thăm viếng có thể được thực hiện hàng tháng. Một vài lý do cho việc thăm viếng gia đình:

- Giữ mối quan hệ với mọi người và gia đình.

- Khuyến khích việc phòng chống những bệnh đơn giản.

- Phát hiện và cải thiện những tình huống rắc rối sớm trước khi chúng trở thành vấn đề lớn.

- Kiểm tra tình trạng của người bệnh hoặc tiến độ giải quyết vấn đề. - Giáo dục gia đình làm thế nào để giúp đỡ những người bệnh.

- Thông báo cho mọi người biết về tầm quan trọng của những sự kiện cộng đồng với sự tham gia của họ là rất quan trọng.

Khi việc tư vấn diễn ra tại nhà thì đối tượng luôn cảm thấy thoải mái và an toàn. Bạn sẽ thấy họ sẵn sàng nói chuyện trong nhà của họ hơn là khi ở phòng khám. Ở phòng khám, họ có thể sợ rằng những người khác sẽ thấy họ hoặc nghe lén được cuộc thảo luận. Họ có thể sẽ nói chuyện nhiều hơn khi ở nhà bởi vì họ cảm thấy an toàn hơn [1].

Ví dụ: Việc tư vấn dinh dưỡng sẽ hiệu quả hơn nếu nhân viên sức khỏe có thể sử dụng chính xác vật liệu và trang thiết bị mà đối tượng sử dụng thường xuyên. Việc trình diễn sẽ thực tế hơn và làm cho đối tượng dễ học hơn. Nếu bạn tiếp cận đối tượng với sự thấu hiểu, họ sẽ chào đón bạn ở trong nhà của họ, ở đó bạn sẽ thấy nhiều cơ hội cho giáo dục sức khỏe.

64

Chuẩn bị trước khi đến thăm gia đình

- Khi có kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe tại gia đình, cán bộ y tế cần hẹn và thông báo trước với gia đình về thời gian đến thăm để các thành viên trong gia đình có mặt tại nhà để tiếp cán bộ.

- Cán bộ TT-GDSK cần thu thập một số thông tin về gia đình như số người trong gia đình, tên các thành viên, nghề nghiệp, tình hình sức khỏe… để tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp và thực hiện nội dung GDSK.

- Phải chọn thời gian thuận lợi để mọi thành viên gia đình có mặt tham gia. - Chuẩn bị kỹ các nội dung cần giáo dục sức khỏe cho gia đình.

- Chuẩn bị các phương tiện, tài liệu hỗ trợ cần thiết liên quan đến chủ đề cần TT-GDSK cho gia đình [2].

Khi đến thăm hộ gia đình

- Nếu thấy cần thiết người đến thăm có thể giới thiệu về mình cho mọi người trong gia đình được biết.

- Mở đầu bằng thăm hỏi tình hình chung của gia đình và thăm hỏi tình hình sức khỏe của các thành viên gia đình.

- Nêu rõ mục đích của buổi đến thăm gia đình.

- Hỏi để phát hiện những người ốm đau bệnh tật để tư vấn giáo dục ngay (quan tâm đến trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi trong gia đình).

- Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của gia đình đối với vấn đề sức khỏe, bệnh tật liên quan của gia đình.

- Thực hiện tư vấn sức khỏe về chủ đề theo kế hoạch đã chuẩn bị cho phù hợp với thực tế gia đình. Nếu cần có những trình diễn, hướng dẫn kỹ năng thực hành cho các thành viên trong gia đình.

- Sử dụng từ ngữ thông thường, dễ hiểu, phù hợp với ngôn ngữ của địa phương.

65

- Sử dụng các tài liệu hỗ trợ, tranh ảnh, ví dụ minh họa cho các thành viên gia đình dễ hiểu, dễ nhớ.

- Quan sát hộ gia đình để phát hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tư vấn cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

- Dành thời gian để thảo luận với các thành viên trong gia đình về vấn đề sức khỏe liên quan và cách giải quyết vấn đề.

- Tạo điều kiện khuyến khích mọi thành viên gia đình tham gia thảo luận và nêu câu hỏi cần thiết để hiểu rõ vấn đề.

- Trả lời rõ mọi câu hỏi và những hiểu biết hay những thắc mắc của các thành viên trong gia đình nếu có.

- Không phê phán chê trách những hiểu biết chưa đầy đủ, thái độ chưa đúng, hành vi không phù hợp của các thành viên gia đình mà không có sự khen ngợi, động viên, khích lệ để tạo thuận lợi cho sự hợp tác của gia đình [1].

Kết thúc thăm hộ gia đình

- Tóm tắt, nhắc lại các điều mấu chốt đã tư vấn giáo dục cho gia đình thông qua việc hỏi kiểm tra lại các thành viên gia đình.

- Nhấn mạnh những kiến thức phải biết, những việc cần làm.

- Tạo điều kiện giúp đỡ gia đình tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe của họ thông qua việc chỉ dẫn tới các địa chỉ cần thiết để tiếp tục nhận được các ý kiến tư vấn và sự hỗ trợ trong điều kiện cần thiết [1], [4], [56].

Một phần của tài liệu Tổng quan về các phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe và hiệu quả của hoạt động này trên bệnh mạn tính (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)