Nói chuyện giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu Tổng quan về các phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe và hiệu quả của hoạt động này trên bệnh mạn tính (Trang 56)

Khái niệm: Nói chuyện giáo dục sức khỏe theo chủ đề là người thực hiện TT-GDSK nói chuyện về sức khỏe một cách trực tiếp với cá nhân mặt đối mặt hay có thể gián tiếp thông qua một phương tiện truyền thông khác [4].

Nói chuyện sức khỏe có thể tổ chức với một người hoặc nói chuyện với một nhóm người. Bất kỳ chủ đề nào về bệnh tật, sức khỏe cũng có thể tổ chức nói chuyện sức khỏe với mục đích giáo dục, ví dụ như nói về cách sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trên bệnh nhân đái tháo đường, cách sử dụng dụng cụ hít trong

47

bệnh hen phế quản… Khi giáo dục sức khỏe qua nói chuyện chuyên đề, chúng ta muốn mọi người phát triển khả năng tư duy độc lập, suy nghĩ vận dụng cách giải quyết vấn đề của chính bản thân họ. Tổ chức các cuộc nói chuyện sức khỏe giúp cho mọi người trức tiếp nghe được những thông tin mới nhất về các vấn đề sức khỏe liên quan tới họ, tới gia đình và cộng đồng họ. Các cuộc nói chuyện sức khỏe tác dụng chủ yếu là thay đổi nhận thức của đối tượng và giúp đối tượng suy nghĩ hướng tới việc thay đổi thái độ và hành vi. Tuy nhiên chỉ có nói chuyện sức khỏe thì không đảm bảo là đối tượng có thay đổi hành vi hay không mà cần phải kết hợp nhiều biện pháp giáo dục và sự hỗ trợ khác. Khi nhóm đối tượng đông, không có khả năng tổ chức các cuộc thảo luận nhóm nhỏ vì thiếu người, không có đủ thời gian và nguồn lực khác, hoặc khi có cơ hội như tiếp xúc với các cuộc họp của cộng đồng, của đoàn thể, của các tổ chức xã hội… thì nên tổ chức nói chuyện giáo dục sức khỏe [1].

Chuẩn bị trƣớc khi nói chuyện giáo dục sức khỏe:

- Tìm các cơ hội trong thực tế để thực hiện nói chuyện giáo dục sức khỏe, có thể chọn thời gian và địa điểm để tổ chức nói chuyện về các chuyên đề sức khỏe, bệnh tật riêng, nhưng cách thông thường là các nhà TT-GDSK nên liên hệ với những người, những tổ chức, cơ quan, trường học…có tổ chức hội họp để tranh thủ thời cơ thực hiện giáo dục sức khỏe. Thảo luận với những cơ sở có tổ chức hội họp để đưa phần nói chuyện sức khỏe vào nội dung chương trình chính thức của các cuộc hội, họp trong cộng đồng [2].

- Sắp xếp trước thời gian và địa điểm thuận tiện cho đối tượng dễ dàng tham gia.

- Thông báo trước cho đối tượng tham dự về chủ đề, thời gian địa điểm tổ chức nói chuyện.

- Nếu đông đối tượng cần tổ chức ở hội trường rộng, có micro để đối tượng nghe rõ.

48

- Cố gắng sắp xếp chỗ ngồi đủ, thoải mái để đối tượng theo d i được buổi nói chuyện.

- Tìm hiểu trước các đối tượng tham dự để có thể lựa chọn nội dung thích hợp.

- Người nói chuyện phải chuẩn bị kỹ nội dung theo trình tự logic của vấn đề nói chuyện để đối tượng dễ nhớ, dễ làm.

- Cần chuẩn bị các hình ảnh, tư liệu minh họa cho buổi nói chuyện thêm sinh động và hấp dẫn, tạo sự quan tâm, chú ý của người nghe. Tốt nhất là có thể tìm hiểu, sử dụng các ví dụ minh họa ngay chính tại địa phương, làm cho đối tượng có thể nhìn nhận vấn đề mội cách thực tế hơn [1], [4].

Thực hiện nói chuyện giáo dục sức khỏe:

- Cách bắt đầu nói chuyện:

+ Khi những người tham dự đến, người nói chuyện cần chào hỏi, làm quen nói chuyện thân mật với họ. Khi họ đến đầy đủ hãy mời họ ngồi vào chỗ đã chuẩn bị trước và xin phép được bắt đầu buổi nói chuyện.

+ Chỉ nên bắt đầu khi mọi người đã ổn định chỗ ngồi và sẵn sàng nghe. Hãy bắt đầu bằng cách chào hỏi, cảm ơn sự tham dự của đối tượng để có thể tạo ra một bầu không khí thân mật ngay từ lúc đầu cuộc nói chuyện, thu hút sự chú ý theo dõi của họ.

+ Giới thiệu: Người nói chuyện (cán bộ giáo dục sức khỏe) hãy tự giới thiệu về mình. Mời một vài người tham dự giới thiệu và cố gắng đưa ra một số thông tin về một số người tham dự mà mình biết (tên, vai trò, chức vụ…) để tạo cảm giác cho đối tượng hiểu là người nói chuyện không xa lạ với họ [1], [4], [61].

Lƣu ý trong buổi nói chuyện giáo dục sức khỏe:

49

+ Hãy nêu rõ và giải thích với mọi nguời tham dự về mục đích của buổi nói chuyện.

+ Người nói chuyện cho những người tham dự biết là mình sẵn sàng trao đổi và trả lời những câu hỏi của những người tham dự để làm họ hiểu rõ vấn đề hơn [2].

Thực hiện nội dung nói chuyện:

+ Nói to, r ràng để mọi người tham dự nghe được, nếu hội trường rộng, đông người tham dự cần sử dụng micro.

+ Kết hợp ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời khi nói chuyện để thu hút sự chú ý của đối tượng.

+ Quan sát, bao quát các diễn biến của người tham dự để có thể điều chỉnh cách trình bày cho hợp lý hơn.

+ Tập trung nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của vấn đề mà đối tượng phải biết, không nên nói nhiều nội dung biết được thì tốt.

+ Nên kết hợp với một số phương tiện hỗ trợ trong khi trình bày để đối tượng dễ hiểu, dễ nhớ vấn đề hơn như sử dụng tranh ảnh, hiện vật.

+ Nêu ví dụ cụ thể sát với thực tế mà đối tượng có thể dễ thấy (ngay tại địa phương, nơi đối tượng đã biết là tốt nhất).

+Thỉnh thoảng nên đặt ra các câu hỏi để hỏi đối tượng và tìm hiểu thêm nguyện vọng chung của người tham dự, nhằm thay đổi không khí của buổi nói chuyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dùng các từ ngữ thông thường mà đối tượng thường dùng, tránh dùng các từ chuyên môn làm đối tượng lúng túng, khó hiểu.

+ Cố gắng trình bày theo logic của vấn đề đặt ra.

+ Sau mỗi nội dung nên tóm tắt những điểm cốt lõi nhất và chuyển sang nội dung tiếp theo hợp lý.

50

+ Tránh một số khuynh hướng có thể xảy ra trong khi nói chuyện: * Không quan tâm đến thái độ và sự lắng nghe của đối tượng.

* Không nói lan man theo cảm hứng, không đi vào trọng tâm đã chuẩn bị, không chủ động về thời gian.

* Nói trùng lặp nội dung.

* Không có cơ hội cho đối tượng nêu câu hỏi.

* Phê phán hay chỉ trích các câu hỏi, ý kiến không phù hợp mà các đối tượng nêu ra làm cho đối tượng cảm thấy bị xúc phạm.

* Phân bố thời gian nói chuyện không cân đối. * Kết thúc vấn đề vội vàng, không hợp lý [1], [61].

Kết thúc nói chuyện:

- Người nói chuyện cần tóm tắt nội dung buổi nói chuyện, nêu các việc mà đối tượng cần nhớ, cần làm.

- Động viên và cảm ơn những người tham dự, cảm ơn người tổ chức.

- Có thể tiếp tục trao đổi với một số đối tượng để làm rõ những ý kiến, những câu hỏi riêng của đối tượng mà họ chưa có điều kiện phát biểu.

- Tạo điều kiện tiếp tục gặp gỡ, giúp đỡ đối tượng nếu có yêu cầu [2]. 3.1.2.2. Thảo luận nhóm:

Tổ chức thảo luận nhóm với mục đích giáo dục sức khỏe là một phương pháp giáo dục sức khỏe mang lại kết quả tốt. Trong thảo luận nhóm các đối tượng có dịp được suy nghĩ và phát biểu ý kiến của mình trước nhóm về các vấn đề sức khỏe liên quan, qua đó thể hiện được kiến thức và kinh nghiệm của người tham dự thảo luận. Những người tham gia thảo luận nhóm, qua lắng nghe ý kiến của những người khác sẽ thu thêm được kiến thức, giúp họ hiểu rõ về vấn đề sức khỏe của họ, thấy rõ giá trị, lợi ích của các thực hành có lợi cho sức khỏe và có thêm các kinh nghiệm giải quyết vấn đề. Trong một số

51

trường hợp cụ thể, tham gia thảo luận sẽ giúp các cá nhân nhận ra nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ và cuối cùng họ có thể đi đến thống nhất về quan điểm, thái độ tích cực và hành động đúng đắn để nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Vai trò của người hướng dẫn thảo luận là bổ sung các kiến thức, thái độ và hướng dẫn thực hành cho người tham dự để có thể giải quyết vấn đề sức khỏe của họ. Rất nhiều các chủ đề sức khỏe, bệnh tật có thể chọn cho thảo luận nhóm ở cộng đồng, đó là những vấn đề sức khỏe thường gặp như vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, dinh dưỡng an toàn thực phẩm, một số bệnh phổ biến, sử dụng thuốc an toàn…[1].

Số lượng người trong mỗi nhóm không nên quá đông. Bởi vì nhiều vấn đề đối tượng cần được giải quyết riêng tư và nhạy cảm. Họ không muốn nói về vấn đề của họ trước một nhóm quá đông người. Ngoài ra, mỗi thành viên trong nhóm cần có cơ hội để được nói ra vấn đề của họ. Năm người trong một nhóm sẽ là một con số tối ưu để tổ chức thảo luận nhóm [1], [4], [61].

Những việc cần chuẩn bị trƣớc khi thảo luận nhóm:

- Xác định chủ đề và nội dung thảo luận: Các chủ đề và nội dung thảo luận được xác định thông qua các thông tin thu được từ các nguồn có sẵn hay từ điều tra nghiên cứu cộng đồng và nhóm đối tượng [2].

Bƣớc 1: Xác định chủ đề thảo luận

Bƣớc 2: Xác định đối tƣợng thảo luận nhóm

- Xác định r đối tượng tham gia thảo luận, chuẩn bị mời các đối tượng cụ thể cho mỗi cuộc thảo luận. Nên mời những thành viên tham gia trong một nhóm thảo luận tương đối đồng đều về trình độ, cùng giới tính, lứa tuổi và các đặc điểm kinh tế, xã hội giống nhau để họ cảm thấy thoải mái khi tham gia thảo luận và trao đổi ý kiến, chia sẻ quan điểm. Một nhóm có thể được hình thành dựa trên những đối tượng có cùng vấn đề như nhóm gồm những bệnh nhân mắc những bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, hen

52

phế quản… hoặc có thể mời những người có ảnh hưởng đến những bệnh nhân này tham gia thảo luận nhóm như vợ hoặc con [1].

Bƣớc 3: Xác định thời gian và địa điểm thảo luận

- Thông báo trước thời gian, địa điểm và chủ đề r ràng cho đối tượng chủ động sắp xếp thời gian tham dự đông đủ. Chú ý xem xét chọn thời gian lúc nào và bao lâu là thích hợp. Thời gian nên chọn vào buổi trưa hoặc buổi tối lúc mọi người đã kết thúc công việc. Nên chọn nơi yên tĩnh thuận tiện đi lại để mọi người dễ bày tỏ ý kiến của mình [61].

Bƣớc 4: Tìm hiểu đặc điểm của đối tƣợng

Tìm hiểu các đặc điểm về văn hóa, kinh tế, mối quan tâm, vướng mắc và sự tham gia của đối tượng vào các hoạt động có liên quan đến chủ đề thảo luận [2]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bƣớc 5: Lập kế hoạch thảo luận nhóm

- Người hướng dẫn thảo luận phải chuẩn bị nội dung thảo luận kỹ, thể hiện bằng các câu hỏi cụ thể để thảo luận và dự kiến trước các vấn đề có thể nảy sinh trong khi thảo luận.

- Chuẩn bị các ví dụ minh họa, mô hình, hiện vật, tài liệu và phương tiện liên quan để sử dụng hỗ trợ trong khi thảo luận.

- Chuẩn bị sắp xếp chỗ ngồi theo vòng tròn hoặc hình elip để mọi người có thể nhìn thấy tất cả các thành viên trong nhóm và dễ tham gia thảo luận [2].

Bƣớc 6: Thông báo cho mọi ngƣời tham gia, chọn ngƣời điều hành, ghi biên bản

- Thông báo cho các thành viên về thời gian, địa điểm thảo luận. Chọn người điều hành có đủ khả năng, kiến thức về chủ đề thảo luận, có đủ trình độ văn hóa, có kỹ năng truyền thông[2].

53

Những điều cần lƣu ý khi thảo luận nhóm:

- Tạo ra được mối quan hệ để mọi người hiểu nhau và trao đổi ý kiến với nhau dễ dàng.

- Bắt đầu từ những kiến thức chung, không nhất thiết yêu cầu mọi người phải nói ngay các vấn đề sức khỏe và tất cả nỗi lo âu của họ. Nên hỏi họ những điều chung về các bệnh hoặc nỗi lo âu mà họ đang gặp phải.

- Dùng các câu hỏi để khuyến khích mọi người trao đổi, thảo luận. Nên gợi ý cho các thành viên trả lời các câu hỏi của người khác trong nhóm.

- Động viên mọi người tham gia, quan sát, khuyến khích những người nói ít, hạn chế những người nói nhiều.

- Thảo luận vào thời điểm thuận lợi, không nên kéo dài quá sẽ làm cho các thành viên mệt mỏi và chán [1].

Cuối cùng xem mọi người có hài lòng không, có nhu cầu giúp đỡ thêm không.

- Cách bắt đầu thảo luận nhóm

Bƣớc 1: Ổn định tổ chức thảo luận nhóm: Khi những người tham dự đến người hướng dẫn cần chào hỏi nói chuyện thân mật với họ. Khi họ đến đầy đủ hãy mời họ ngồi vào chỗ đã chuẩn bị trước để có thể bắt đầu thảo luận.

Bƣớc 2: Chào hỏi làm quen và giới thiệu: Người hướng dẫn thảo luận sử dụng các cách chào hỏi làm quen thông thường, chú ý đến cách xưng hô, cử chỉ, dáng điệu, ngôn ngữ, phong tục tập quán khi làm quen. Người hướng dẫn thảo luận tự giới thiệu về mình và mời những người đi cùng (nếu có) tự giới thiệu, mời những người tham gia tự giới thiệu ngắn gọn về họ. Người hướng dẫn cố gắng nhớ hay ghi lại tên những người tham dự để có thể gọi tên họ trong khi thảo luận tạo sự gần gũi thân mật, giúp cho những người trong nhóm làm quen với nhau. Nếu họ ở cùng trong làng hoặc là hàng xóm của nhau, họ có thể đã biết nhau. Nhưng không nên tự cho rằng họ đã biết nhau rất rõ. Để một khoảng thời gian cho mỗi người tự giới thiệu về bản thân trước

54

nhóm. Mọi người sẽ cảm thấy thoải mái chia sẻ ý kiến của họ trong nhóm nếu họ biết rõ về nhau [61].

Bƣớc 3: Cách bắt đầu: Người hướng dẫn thảo luận hãy bắt đầu bằng các cách để có thể tạo ra không khí thân mật, tập trung ngay từ đầu cuộc thảo luận làm cho mọi thành viên thoải mái, tự tin tích cực tham gia, tham gia một cách bình đẳng trong thảo luận. Tạo ra mối quan hệ gần gũi giữa người hướng dẫn và người tham dự.

+ Cần khéo léo yêu cầu các thành viên tham gia thảo luận chú ý lắng nghe và tôn trọng ý kiến của tất cả mọi người phát biểu trong thảo luận.

+ Nói rõ ràng chủ đề thảo luận và mục đích của buổi thảo luận, giải thích với mọi người trong nhóm về mục đích của cuộc thảo luận ngay từ đầu để thu hút sự chú ý tham gia của họ trong thảo luận.

- Nên giải thích để những người tham dự hiểu là buổi thảo luận không phải là buổi giảng bài của người hướng dẫn mà người hướng dẫn chỉ là người tập hợp những hiểu biết, những kinh nghiệm và thống nhất cách giải quyết vấn đề của những người tham dự mà thôi và người hướng dẫn cũng sẽ học tập, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với những người tham dự thảo luận.

- Người hướng dẫn thảo luận cần thể hiện để những người tham dự biết là mình sẵn sàng trao đổi và trả lời những câu hỏi của những người tham dự [1], [4].

- Thực hiện thảo luận nhóm:

+ Làm cho tất cả mọi người chú ý vào vấn đề thảo luận nhưng không gây nên không khí căng thẳng trong buổi thảo luận.

+ Thảo luận nhóm có thể diễn ra nhiều lần vì vậy khi bắt đầu không nên hỏi luôn về vấn đề hoặc lo lắng của mọi người trong nhóm, thay vào đó nên hỏi

Một phần của tài liệu Tổng quan về các phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe và hiệu quả của hoạt động này trên bệnh mạn tính (Trang 56)