Chú trọng tự giáo dục và giáo dục đạo đức cách mạng, đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Một phần của tài liệu Khóa luận CCLLCT: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY (Trang 42 - 45)

mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cán bộ, Đảng viên

Giáo dục là con đường cơ bản, phổ biến để hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất cần thiết cho mỗi người chuẩn bị bước vào cuộc sống lao động và trở thành công dân hữu ích cho xã hội. Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của giáo dục, là yêu cầu khách quan nhằm nâng cao vai trò của đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách người cán bộ, đảng viên. Thực chất của giáo dục đạo đức là nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện ý thức đạo đức cũng như năng lực thực hiện hành vi đạo đức của mỗi cá nhân. Điều đó có nghĩa là hình thành những chủ thể có ý thức trong việc bảo vệ và tăng cường lợi ích cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, không phải cứ tăng trưởng kinh tế là đạo đức cách mạng tự động được nâng cao. Không phải cứ đời sống vật chất được cải thiện là sự sa đọa về lối sống, xuống cấp về đạo đức tự động được khắc phục. Sự hình thành những phẩm chất đạo đức của mỗi người không diễn ra một cách tự phát mà nó là kết quả

sự nổ lực của quá trình giáo dục và tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi cá nhân theo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Việc chú trọng tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên là biện pháp có ý nghĩa quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc tự giác hóa quá trình hình thành, phát triển đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, Đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh rằng đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, mà nó được củng cố và phát triển chủ yếu do sự đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày. Vì vậy, cùng với sự quản lý, giáo dục thường xuyên của tổ chức, mỗi cán bộ, Đảng viên trong đơn vị phải luôn tự mình trau dồi, rèn luyện tu dưỡng các phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Thực tế cho thấy, không ít cán bộ, Đảng viên đã từng quên mình, anh hùng trong kháng chiến vì độc lập tự do của Tổ quốc và có những người đã từng giữ chức vị cao trong bộ máy Đảng, Nhà nước nhưng khi trở về cuộc sống đời thường do không thường xuyên tu dưỡng đạo đức nên có biểu hiện công thần, tự cao tự đại, gây mất đoàn kết nội bộ hoặc bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất tầm thường, thậm chí trở thành kẻ có tội với đất nước và nhân dân.

Tự giáo dục đạo đức cách mạng phải gắn liền với học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tư duy lý luận, năng lực tổ chức, quản lý của cán bộ, Đảng viên. Mặt khác, phải gắn liền giáo dục đạo đức với giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục ý thức pháp luật. Chất lượng, hiệu quả của giáo dục và tự giáo dục đạo đức phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Vì vậy, phải đa dạng hóa và kết hợp nhiều hình thức, phương thức tác động đến sự hình thành những phẩm chất đạo đức của cán bộ, Đảng viên. Nội dung giáo dục phải thiết thực, cụ thể, phù hợp với từng loại đối tượng cán bộ, Đảng viên, tránh khuôn sáo, máy móc. Chú trọng kết hợp giữa nâng cao nhận thức về đạo đức học Mác - Lênin qua nhiều kênh (trong sinh hoạt của tổ chức, qua các đợt

tìm hiểu, qua các phương tiện thông tin đại chúng…) với rèn luyện đạo đức cách mạng qua hoạt động thực tiễn.

Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" được triển khai thực hiện sâu rộng, tạo được những chuyển biến bước đầu về ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân; có tác dụng tích cực đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Việc đưa nội dung cuộc vận động vào sinh hoạt chi bộ chưa được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, một số nơi có duy trì thực hiện nhưng chất lượng chưa cao, đôi khi còn mang tính hình thức. Việc “làm theo” tấm gương Bác chưa thật sự rõ nét, chưa tạo được phong trào rộng lớn và tự giác. Vì vậy, cuộc vận động này cần được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Phải coi đây là công việc thường xuyên của cán bộ, đảng viên, của mọi tổ chức Đảng; phải khơi dậy tinh thần tự giác, tự nguyện “học tập” và “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng bộ và trong toàn xã hội; gắn cuộc vận động với phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị; xây dựng các quy định về tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ, đảng viên ở từng vị trí công tác và kịp thời biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến “làm theo” tấm gương đạo đức của Bác. Những yếu tố trên nhằm nâng cao hơn nữa ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng phải được coi là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cán bộ, Đảng viên. Cán bộ, đảng viên càng giữ các trọng trách lớn càng phải chú tâm rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để cổ vũ mọi người học tập.

Một phần của tài liệu Khóa luận CCLLCT: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w