Những biểu hiện tiêu cực của cán bộ, Đảng viên Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu Khóa luận CCLLCT: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY (Trang 28 - 29)

sát nhân dân huyện Thanh Trì

Cán bộ, Đảng viên của Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Trì là lực lượng trẻ trong xã hội, nhận thức nhanh, nhạy cảm trong cuộc sống, học hỏi và tìm tòi khám phá những cái mới. Tuy vậy, nhìn rộng ra trên phạm vi cả nước và thành phố Hà Nội, trong thực tiễn công tác hoạt động bảo vệ pháp luật đã xuất hiện một số cán bộ Đảng viên có biểu hiện phai nhạt lý tưởng suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống cùng với một số nhược điểm tất yếu là kinh nghiệm sống chưa có, bản lĩnh chính trị chưa được rèn luyện. Do vậy nếu không có sự giáo dục, dìu dắt của thế hệ đi trước thì sẽ có những suy nghĩ và hành động sai lệch với sự phát triển của xã hội, với con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta đã lựa chọn.

Sự suy thoái về đạo đức cách mạng của một số cán bộ, Đảng viên còn nguy hiểm hơn nữa là thay đổi lập trường tư tưởng chính trị, có lập trường tư tưởng không vững vàng hay bị kẻ xấu lợi dụng, muốn đưa đất nước đi theo con đường khác. Sự suy thoái về đạo đức này nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn thì bước tiếp theo tất yếu đó là biến chất về phẩm chất tư tưởng, chính trị.

Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Trì với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trên đại bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác – tin báo về tội phạm; Kiểm sát Điều tra điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự và thực hiện các khâu công tác khác, đa số kiểm sát viên đều thể hiện được trách nhiệm tham gia thẩm vấn, luận tội có căn cứ để bảo vệ quan điểm truy tố, tranh luận bình đẳng với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng, làm rõ thêm những tình tiết tăng nặng, giảm

nhẹ đối với bị cáo, những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm… để qua đó làm cơ sở cho hội đồng xét xử cân nhắc khi ra bản án, quyết định.

Thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã có những chỉ đạo, yêu cầu toàn ngành phải nâng cao trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên; Kiện toàn tổ chức bộ máy; Tập trung nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, bồi dưỡng năng lực tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên toà xét xử án hình sự. Đồng thời, tổ chức rút kinh nghiệm khắc phục những tồn tại thiếu sót qua tổng kết từ thực tiễn. Hàng năm, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành những Chỉ thị về công tác, xây dựng những quy chế nghiệp vụ và tổ chức tập huấn chuyên đề nghiệp vụ… Tiếp thu quan điểm của Đảng và sự chỉ đạo của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và của Thường trực Huyện ủy Thanh Trì, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Thanh Trì đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của tập thể và từng cá nhân Lãnh đạo Viện; có nhiều biện pháp để phát hiện, rút kinh nghiệm kịp thời những thiếu sót, yếu kém trong đội ngũ kiểm sát viên, theo dõi sâu sát năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên. Viện Kiểm sát đã chủ động phối hợp với Cơ quan Điều tra, Toà án cùng cấp rút kinh nghiệm về công tác điều tra, truy tố, xét xử theo yêu cầu của công tác cải cách tư pháp.

Một phần của tài liệu Khóa luận CCLLCT: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w