Hạn chế trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Cục thuế Thành phố Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu Khóa luận CCLL NÂNG CAO NĂNG lực tư DUY lý LUẬN CHO đội NGŨ cán bộ cục THUẾ THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY (Trang 30 - 34)

cán bộ Cục thuế Thành phố Hà Nội hiện nay

- Học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HCM còn bị động, còn ngại, còn lười, thụ động

Đảng ta chỉ rõ: “Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên. Cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn… Kết quả học tập lý luận chính trị là một trong những tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đánh giá tư cách đảng viên và tổ chức đảng. Đảng cũng yêu cầu: “Mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn. Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên và phải được quy định thành chế độ. Lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, những hiểu biết mới, cũng là biểu hiện của sự suy thoái”.

Tuy nhiên thực tế, một bộ phận nhỏ cán bộ, đảng viên nói chung cũng như cán bộ Cục thuế Thành phố Hà Nội nói riêng có tư tưởng ngại học lý luận chính trị, ngại nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê nin. Đây là một trong những biểu hiện suy thoái rất nguy hiểm, nó làm cho cán bộ ngành thuế không nắm được đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, biện pháp lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng, nghị quyết của Đảng dù rất đúng đắn, nhưng chậm được triển khai, cụ thể hóa và trở thành hiện thực. Thậm chí có những trường hợp, cán bộ, đảng viên hiểu sai, làm trái với đường lối, nghị quyết của Đảng, gây ra sự bất bình, lo lắng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cũng do

lười học tập lý luận chính trị, không nắm chắc, hiểu sâu chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, nên cán bộ, đảng viên không thể tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia phong trào toàn dân Bảo vệ an ninh. Do không nắm được nghị quyết của Đảng, nên khi tiếp xúc với quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch xuyên tạc, phủ nhận đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng, thì không ít cán bộ Cục thuế tỏ ra lúng túng, thiếu lý lẽ để “giải thoát” cho chính mình và đấu tranh bác bỏ quan điểm sai trái, phản động, nhằm bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng.

Điều đáng lo ngại là hiện nay vẫn còn những cán bộ Cục thuế Thành phố Hà Nội chưa dành nhiều thời gian, tâm huyết để nghiên cứu, học tập, nắm vững đường lối, nghị quyết của Đảng nói riêng, lý luận chính trị nói chung; tư duy thiếu tự chủ độc lập, sáng tạo, làm việc bằng “tư duy của người khác”... Một bộ phận cán bộ lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin, hiểu biết mới; vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của người nộp thuế.

"Bệnh" lười học, ngại học Lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác Lê nin bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, nhưng chủ yếu nhất là từ

chính cá nhân cán bộ, công chức thuế. Trước hết, cán bộ, công chức thuế không

xác định được mục đích, động cơ đúng đắn của việc học tập lý luận chính trị. Học không vì mục đích tự thân mà vì lý do thăng tiến; học để lấy bằng cấp, để đáp ứng tiêu chuẩn được đề bạt, bổ nhiệm. Động cơ học tập lý luận chính trị không trong sáng, vì tư lợi cá nhân thì việc học không thể có chất lượng, hiệu quả. Cùng với đó, trong thời đại công nghệ số, truyền thông, internet phát triển nhanh, một bộ phận giới trẻ, trong đó có những cán bộ trẻ bị phân tán bởi giao lưu, chia sẻ trên mạng xã hội. Những thú vui trên không gian mạng khiến nhiều người ngại đọc những cuốn sách, tập giáo trình, nhất là tài liệu lý luận chính trị vốn trừu tượng, khô khan.

Niềm say mê, hứng thú nghiên cứu lý luận chính trị ở một bộ phận cán bộ công chức Cục thuế suy giảm...

Thực tiễn luôn vận động, biến chuyển không ngừng với nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong khi đó đội ngũ giảng viên, báo cáo viên lý luận chính trị vẫn nặng thuyết trình về câu chữ, chậm đổi mới trong biên soạn giáo trình, tài liệu. Nhiều nội dung bị trùng lặp, lạc hậu so với thực tiễn trong và ngoài nước. Chậm cập nhật những tư tưởng lý luận mới của thời đại và trong các nghị quyết mới của Đảng. Nội dung và phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả còn nhiều bất cập. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không hứng thú học lý luận chính trị trong cán bộ, công chức Cục thuế Thành phố Hà Nội hiện nay.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn nhiều yếu kém ở một số cán bộ, công chức Cục thuế Thành phố Hà Nội

Công tác quản lý thuế là công tác đặc thù, cán bộ công chức quản lý thuế là lực lượng quản lý thuế, thu ngân sách cho nhà nước. Do đó, mỗi cán bộ công chức ngành thuế không những có bản lĩnh chính trị vững vàng mà còn phải có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo từng lĩnh vực nhiệm vụ công tác mà mình được giao. Thực tế, ở một bộ phận nhỏ cán bộ Cục thuế Thành phố Hà Nội hiện nay vẫn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc không đúng quy trình, quy định .

Chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ Cục thuế Thành phố Hà Nội là cái phản ánh trình độ năng lực và khả năng nắm bắt giải quyết các vấn đề do thực tiễn công việc đặt ra. Quá trình đó đòi hỏi chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ Cục thuế Thành phố Hà Nội phải không ngừng được nâng cao về mọi mặt, đặc biệt là nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát hiện ra những vấn đề mới, phức tạp, chủ động đối phó với những hành vi gian lận, trốn thuế của người nộp thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, giữ vững nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

- Một số cán bộ vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm chi phối, bị mua chuộc

Việc chấp hành các nguyên tắc, quy trình, chế độ công tác của một bộ phận cán bộ chưa nghiêm, vẫn còn sảy ra sai phạm, nhất là trên các lĩnh vực hoàn thuế, thanh tra kiểm tra thuế. Kết quả công tác thanh tra kiểm tra thuế đạt kết quả đáng khích lệ nhưng chưa tương xứng với thực tế xảy ra.

- Một số cán bộ, công chức thuế còn bị ảnh hưởng của bệnh kinh nghiệm, giáo điều khi giải quyết công việc

Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu hóa vai trò của lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể. Biểu hiện: (1) Nắm lý luận chỉ dùng ở câu chữ theo kiểu “tầm chương trích cú”, không nắm được thực chất khoa học của lý luận, không tiêu hóa được kiến thức sách vở; (2) Coi những nguyên lý, lý luận như những tín điều, không thấy được sức sống của lý luận là ở chỗ phải luôn sửa đổi, bổ sung, phát triển trên cơ sở thực tiễn mới; (3) Vận dụng lý luận và những kinh nghiệm đã có một cách rập khuôn, máy móc, không tính đến điều kiện lịch sử - cụ thể, đến trình độ của thực tiễn. Nguyên nhân của bệnh giáo điều là không biết vận dụng lý luận vào thực tế, không biết đem lý luận ra thực hành. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lý giải “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách”.

Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa học. Biểu hiện: (1) Thỏa mãn với vốn kinh nghiệm của bản thân, ngại học lý luận, không chịu khó nâng cao trình độ lý luận; (2) Tiếp xúc với lý luận ở trình độ tư duy kinh nghiệm từ đó đơn giản hóa, thông tục hóa, kinh nghiệm hóa lý luận, cố gắng “đẽo gọt” lý luận cho vừa với khuôn khổ, kích thước kinh nghiệm của mình; (3) Coi thường lý luận, không tin vào lý luận và không chịu

khó vận dụng lý luận vào thực tiễn. Nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm cũng là do không hiểu, không thấy được vai trò to lớn của lý luận khoa học đối với thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn chứng: “Có những cán bộ, những đảng viên cũ, làm được việc, có kinh nghiệm. Cố nhiên, những anh em đó rất quý báu cho Đảng. Nhưng họ lại mắc phải cái bệnh khinh lý luận. Họ quên rằng: nếu họ đã có kinh nghiệm mà lại biết thêm lý luận thì công việc tốt hơn nhiều. Họ quên rằng: kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi. Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ.”

Cán bộ, công chức Cục thuế Thành phố Hà Nội cần khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Đó chính là tuân thủ nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nhận thức và hành động với các yêu cầu cơ bản: (1) Phải nhận thức đúng vai trò của lý luận, nắm bắt hệ thống lý luận khoa học, đặc biệt là tinh thần và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm chắc lý luận của các khoa học cơ bản và khoa học chuyên ngành; (2) Phải vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách sáng tạo; (3) Khi thực tiễn thay đổi thì lý luận cũng phải thay đổi theo; (4) Phải tích cực tu dưỡng, rèn luyện để có đủ các điều kiện về phẩm chất và năng lực để thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; (5) Phải có quan điểm thực tiễn đúng đắn, tích cực hoạt động thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tích cực sơ, tổng kết thực tiễn để rút kinh nghiệm, phát triển lý luận.

Một phần của tài liệu Khóa luận CCLL NÂNG CAO NĂNG lực tư DUY lý LUẬN CHO đội NGŨ cán bộ cục THUẾ THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w