0
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản: cung, cầu, giá cả cạnh tranh và các yếu tố khác

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN TRONG MỘT VÀI NĂM GẦN ĐÂY (Trang 26 -31 )

Nhật Bản: cung, cầu, giá cả cạnh tranh và các yếu tố khác

1. Các yếu tố cung, cầu và giá cả cạnh tranh

Hàng TCMN của Việt Nam thờng không tập trung mà nằm rải rác ở rất nhiều làng nghề trong cả nớc. Vì vậy vấn đề về thu gom hàng hoá rất khó khăn nếu đợc đặt hàng với nhu cầu lớn. Tuy nhiên, Nhật Bản lại thờng đặt hàng với khối lợng nhỏ, do đó chúng ta có thể đáp ứng đợc các đơn hàng của Nhật Bản. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải đầu t vào công tác thiết kế, sáng tác kiểu dáng, tuy nhiên khâu này của các doanh nghiệp trong ngành còn yếu, do đó nhà nớc cần quan tâm hỗ trợ thêm.

Sự phong phú và đa dạng về mẫu mã, chủng loại mặt hàng gốm sứ của Việt Nam cha bằng của Trung Quốc, nên gốm sứ của Trung Quốc tại Nhật Bản đợc a chuộng hơn. Số lợng cung cấp các mặt hàng mây tre đan Việt Nam sang Nhật không lớn, song sự phong phú, đa dạng mẫu mã chủng loại của các mặt hàng này đã góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.

Nhu cầu của ngời Nhật về hàng TCMN rất đa dạng, khác nhau theo từng mùa. Vòng đời của một sản phẩm rất ngắn nên đòi hỏi các nớc xuất khẩu phải rất nhanh nhạy mới có thể đáp ứng những yêu cầu đó. Hàng mây tre đan Việt Nam đã theo sát đợc yêu cầu này trong khi đồ gỗ nội thất Việt Nam nghèo nàn cha đáp ứng đợc những thay đổi trên về thị hiếu tiêu dùng của ngời Nhật Bản. Trong vài năm gần đây xu hớng tiêu dùng hệ thống đồ gỗ nhà bếp kiểu Bắc Mỹ, đò gỗ của Đài Loan tại Nhật tăng lên đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt… Nam sang Nhật.

Hiện nay, Việt Nam vẫn xuất khẩu hàng TCMN sang Nhật theo đơn đặt hàng, theo mẫu. Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam cha chủ động đợc phần thiết kế, sáng tác kiểu dáng. Các đơn đặt hàng của đối tác luôn kèm theo các kiểu dáng mà họ đã lựa chọn. Nhng thiết kế mẫu mã thờng rất khó và tốn kém cần phải đầu t nhiều trong nghiên cứu nhu cầu thị trờng của Nhật Bản: để bán đợc sản phẩm theo mẫu này, nhà thiết kế Việt Nam phải hiểu rất rõ tâm lý tiêu dùng, tập quán sử dụng, các tiêu chuẩn của từng mặt hàng

khác nhau... của thị trờng Nhật Bản. Thực tế hiện nay có rất ít các doanh nghiệp cơ sở sản xuất Việt Nam am hiểu thị trờng và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng Nhật Bản.

Ngời Nhật Bản là những khách hàng khó tính nhất trong việc chọn mua sản phẩm mà nhất là sản phẩm TCMN, trong khi đó các cơ sở sản xuất Việt Nam quen với phơng thức sản xuất đại trà mà không chú ý đến những chi tiết nhỏ của sản phẩm dẫn đến tình trạng mất khách hàng.

Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng TCMN đa phần là các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất truyền thống chính vì thế họ giỏi trong nghề của mình, có thể bán sản phẩm trong nớc nhng họ lại không biết làm thế nào để giới thiệu sản phẩm của mình ra nớc ngoài, không biết tới một hình thức nào của marketing Vì vậy khách hàng không biết đến sản phẩm của họ.…

Hàng TCMN của Việt Nam có khả năng cạnh tranh về giá do hàng TCMN Việt Nam đợc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sẵn có trong nớc, cơ sở sản xuất đợc bố trí gần nguồn nguyên liệu. Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phụ cho sản xuất khá nhỏ. Nguồn lao động cho sản xuất mặt hàng này khá dồi dào, và chi phí lao động thấp. Vốn đầu t cho sản xuất – kinh doanh nhìn chung không lớn. Tuy nhiên, đối với thị trờng Nhật Bản, cạnh tranh về giá không phải là yếu tố quyết định. Quan trọng hơn là sản phẩm phải có chất lợng cao, độc đáo, có công năng tốt thì mới có khả năng cạnh tranh. …

Trong khi xuất khẩu hàng TCMN của các đối thủ cạnh tranh giảm, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam vào thị trờng này vẫn phát triển khá tốt. Điều đó cho thấy hàng TCMN Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trờng Nhật Bản. Hàng TCMN của Việt Nam có khả năng cạnh tranh do:

Việt Nam có đội ngũ nghệ nhân đông đảo với trình độ tay nghề truyền thống giỏi và giá nhân công rẻ.

 Nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng TCMN, về cơ bản, sẵn có trong nớc.

 Hàng TCMN của Việt Nam vẫn chủ yếu làm bằng tay và mang đặc trng văn hoá truyền thống dân tộc nên đợc ngời Nhật Bản rất a thích.

Tuy nhiên hàng TCMN của Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục:

 Việc tiếp cận thông tin thị trờng của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất TCMN Việt Nam còn rất hạn chế do các đơn vị này hầu hết có qui mô nhỏ, không đủ năng lực và chi phí cho công tác tiếp thị. Trong khi công tác xúc tiến thơng mại của các cơ quan chức năng của Nhà nớc không thờng xuyên và cha thực sự có hiệu quả.

 Khả năng vốn đầu t của các đơn vị sản xuất TCMN Việt Nam nhìn chung nhỏ, làm ảnh hởng đến chất lợng hàng hoá, việc thiết kế mẫu mã và chất l- ợng sản phẩm xuất khẩu còn yếu.

 Đa số các mặt hàng TCMN Việt Nam cha có thơng hiệu riêng, nên không những cha tạo đợc khả năng cạnh tranh trên thị trờng Nhật Bản mà giá bán lại thấp hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trờng.

 Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, giảm giá bừa bãi, gây thiệt hại kinh tế giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh TCMN trong nớc.

2. Một số yếu tố tác động khác

Các đơn vị sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu TCMN phần lớn có qui mô nhỏ (doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình) rất khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, nhất là vốn tín dụng theo chính sách u đãi của Nhà nớc, kể cả vốn đầu t cho sản xuất, vốn mua nguyên vật liệu và mua gom hàng hoá.

Chính sách tài chính cha mang tính khuyến khích: Doanh nghiệp sản xuất gốm mỹ nghệ xuất khẩu chỉ đợc phép hạch toán tiền công không quá 18 – 20% giá thành sản phẩm, nếu tiền công vợt qua số đó thì phải loại ra để tính thu nhập chịu thuế. Điều này không hợp lý, vì trong sản xuất mặt hàng này tiền nguyên vật liệu không đáng kể còn chủ yếu là tiền công trả cho nghệ nhân, hoạ sĩ và công nhân.

Chính sách thởng xuất khẩu cha hợp lý: Theo tiêu chuẩn hiện hành, để đợc th- ởng về kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN, doanh nghiệp phải đạt mức kim ngạch 5

triệu USD/1 năm trở lên. Đây là tiêu chuẩn quá cao, khó có doanh nghiệp nào đạt đợc.

Chính sách phục hồi, phát triển và khai thác nguồn nguyên liệu cho sản xuất TCMN cha đợc chú trọng đúng mức dẫn đến khai thác bừa bãi, buôn bán nguyên liệu lòng vòng, phục hồi và phát triển nguồn nguyên liệu rất hạn chế.

Chính sách đào tạo nghề cha đợc chú trọng, việc học nghề chỉ mang tính chất đơn lẻ, tự học trong các làng nghề là chính.

Các cuộc thi tìm kiếm nhân tài, sáng tạo sản phẩm mới ch… a đợc chú trọng nhiều, mà đây chính là biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút sự quan tâm, nguồn nhân lực đối với những ngời trong nghề cũng nh những ngời ngoài nghề quan tâm đến nghề TCMN.

3. Những vấn đề lớn đang đặt ra trong xuất khẩu hàng TCMN sang Nhật Bản: Bản:

3.1. Đánh giá chung

Trong 4 năm vừa qua, xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam vào Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ đã góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung sang thị trờng này. Tuy nhiên, vẫn cha đạt đợc chỉ tiêu đề ra cho việc xuất khẩu hàng TCMN vào thị trờng Nhật Bản. Tỷ trọng hàng TCMN của Việt Nam tại thị trờng Nhật Bản nói chung còn nhỏ bé so với tiềm năng thực tế.

Nhu cầu của ngời tiêu dùng Nhật Bản về hàng TCMN của các nớc châu á

ngày một tăng, trong đó có hàng TCMN của Việt Nam do đáp ứng đợc một số yêu cầu của ngời tiêu dùng Nhật Bản.

Luật lệ, thủ tục nhập khẩu của Nhật Bản rất rờm rà phức tạp và ngày càng cao, do đó các doanh nghiệp cần phải có chiến lợc nhằm đáp ứng những yêu cầu này.

Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cha chủ động và có chiến lợc phát triển lâu dài trên thị trờng này. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp vẫn làm việc theo kiểu phi vụ hợp đồng theo chuyến hàng nên tính ổn định trong xuất khẩu thấp.

Khả năng cạnh tranh của hàng TCMN của Việt Nam còn thấp hơn các nớc trong khu vực nh Trung Quốc, Phillipin, Đài Loan do chất l… ợng hàng hoá và khả năng tiếp cận thị trờng còn yếu.

3.2. Những vấn đề lớn đang đặt ra trong xuất khẩu hàng TCMN sang Nhật Bản: Nhật Bản:

Trong xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang Nhật hiện nay có rất nhiều vấn đề đang đặt ra cần giải quyết: Tìm kiếm thị trờng, nghiệp vụ tiến hàng xuất khẩu, marketing xuất khẩu; phục hồi và phát triển nguồn nguyên liệu; thu hút vốn đầu t từ Nhật vào ngành sản xuất TCMN Việt Nam…

Vấn đề tìm kiếm thị trờng xuất khẩu Nhật Bản: Để có thể tăng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN sang Nhật Bản không thể cứ dựa vào những thị tr- ờng sẵn có mà những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất TCMN phải năng động trong việc tìm kiếm thị trờng tiềm năng cho sản phẩm của mình.

Vấn đề marketing xuất khẩu: Đây là điểm yếu nhất của sản xuất, xuất khẩu TCMN Việt Nam sang Nhật nhng lại là điểm quan trọng nhất đối với việc xuất khẩu bất cứ một sản phẩm nào vào bất cứ một thị trờng nào. Nó bao hàm từ việc nắm bắt các thông tin thị trờng nh: nhu cầu (số lợng, chất lợng, mẫu mã, vòng đời sản phẩm hàng hoá...), giá cả, chính sách, luật lệ, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh... đến việc quảng bá sản phẩm vào thị trờng rồi cả vấn đề hậu mãi sau bán hàng (đây là vấn đề khách hàng Nhật Bản rất quan tâm và đánh giá cao). Hiện nay, khả năng thực hiện marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam quá yếu trong khi đó hỗ trợ marketing xuất khẩu của các cơ quan chức năng Nhà nớc lại không đợc thờng xuyên và cha thực sự có trọng điểm. Việc nắm bắt các thông tin thị trờng không tốt sẽ dẫn đến việc không dám quyết định hoặc quyết định không đúng trong sản xuất, xuất khẩu và bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu. Việc quảng bá sản phẩm (trong đó có xây dựng thơng hiệu) của Việt Nam còn yếu.

Vấn đề phục hồi, phát triển nguồn nguyên liệu: Việc phục hồi và phát triển nguồn nguyên liệu, đặc biệt là nguồn nguyên liệu mây tre và đồ gỗ có

ý nghĩa quan trọng cho việc tạo ra sự phát triển bền vững trong xuất khẩu và cải thiện môi trờng. Vấn đề này ở Việt Nam trong những năm qua cha đợc quan tâm đúng mức. Việc khai thác mây tre, gỗ xảy ra thờng xuyên trong khi việc phục hồi nguồn này rất có hạn. Nhiều khu rừng tre, trúc, mai, vầu bị khai thác một cách cạn kiệt. Nếu Nhà nớc không có giải pháp kịp thời cho vấn đề này, thì trong tơng lai không xa Việt Nam sẽ không còn nguyên liệu để sản xuất hàng TCMN xuất khẩu.

Vấn đề thu hút vốn đầu t từ Nhật vào phát triển ngành TCMN của Việt Nam: Việc thu hút vốn đầu t ngành TCMN của Nhật Bản vào Việt Nam tr- ớc đây và hiện nay rất hạn chế. Nếu vấn đề này quan tâm hơn sẽ tạo ra khả năng xuất khẩu thêm các sản phẩm TCMN từ vốn đầu t của Nhật và xuất khẩu trở lại thị trờng nớc này. Sau khi Hiệp định về đầu t giữa Việt Nam và Nhật Bản đợc ký kết chắc chắn sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu t vào thị trờng Việt Nam.

Trên đây là 4 vấn đề lớn nhất đang đặt ra trong việc xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam sang Nhật Bản cần chú ý giải quyết. Tuy nhiên, không thể xem nhẹ việc giải quyết các vấn đề khác. Có các giải pháp đồng bộ sẽ tạo ra đợc sức mạnh chung để phát triển nhanh việc xuất khẩu mặt hàng này vào thị trờng Nhật Bản.

Chơng III

Định hớng và một số biện pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN TRONG MỘT VÀI NĂM GẦN ĐÂY (Trang 26 -31 )

×