1. Nhớ lại những điều đã học về sự bay hơi. Rắn Lỏng …………. …………
Hoạt động 3: Quan sát và rút ra nhận xét về tốc dộ bay hơi (10 phút)
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Treo H26.2a và hướng dẫn học sinh quan
sát, so sánh các hình vẽ
HS: Quan sát trả lời C1, C2, C3. C1: Nhiệt độ
C2: Gió
C3: Mặt thoáng
GV: (chốt lại ) Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào
nhiệt độ, gió và mặt thoáng
HS: ghi nhận xét
GV: yêu cầu hoành thành C4.
HS: Cá nhân HS hoàn thiện C4, 1 HS đọc
hoàn chỉnh C4 trước lớp.
GV: Hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm kiểm
chứng: dùng cồn và đĩa nhôm.
HS: Các nhóm HS thực hiện thí nghiệm kiểm
chứng.
2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào mnhững yếu tố nào ?
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng. C4:1 : Cao (thấp ) 2 : lớn (nhỏ) 3 : Mạnh (yếu ) 4 : Lớn (nhỏ) 5 : lớn (nhỏ) 6 : lớn (nhỏ)
Hoạt động 4: Trình bày dự đoán về sự ngưng tụ (5 phút)
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Làm thí nghiệm: đổ nước nóng vào cốc, cho HS
quan sát thấy hơi nước bốc lên dùng đĩa đậy lên cốc nước.
- Sau ít phút nhấc đĩa lên cho HS quan sát mặt đĩa và nêu nhận xét.
HS: Quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét
GV: Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi nước là sự bay
hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ, sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi.
HS: ghi vở:
GV: Ngưng tụ là quá trình ngược với sự bay hơi, ta có
thể cho chất lỏng bay hơi nhanh bằng cách tăng nhiệt độ. Vậy muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ ta làm giảm hay tăng nhiệt độ.
HS: Tham gia dự đoán, nêu dự đoán (giảm nhiệt độ ) GV: (Chuyển ý): để khẳng định có phải khi giảm nhiệt
độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh và dễ quan sát hay không ta làm thí nghiệm sau: