II/Các thành phần biệt lập 1 Lý thuyết :

Một phần của tài liệu de cuong on thi hki van 9 (Trang 33 - 35)

- Nguyễn Minh Châu

II/Các thành phần biệt lập 1 Lý thuyết :

Câu 1: Thế nào là thành phần biệt lập ? Kể tên và nêu khái niệm các thành phần biệt lập đã học ? Cho ví dụ.

Gợi ý :

* Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự

việc trong câu.

* Có 4 thành phần biệt lập đã học : Thành phần tình thái Thành phần cảm thán Thành phần phụ chú Thành phần gọi - đáp.

1.Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của

người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. VD: - Mời u xơi khoai đi ạ ! ( Ngô Tất Tố)

- Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa. ( Nguyễn Đình Thi)

2.Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm,

tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận…); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi…. Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.

VD: + Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa xa vẫn thẳng hàng (Viễn Phương) + Trời ơi, sinh giặc làm chi

Để chồng tôi phải ra đi diệt thù (Ca dao)

3.Thành phần gọi - đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì

quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp. VD: + Vâng, mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long)

+ Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn…mà ăn mừng đấy ! (Kim Lân)

4.Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi

tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm.

VD: + Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm ( Nam Cao) + Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưỡi lê – con gái núi rừng có khác. (Trần Đăng)

2. Bài tập:

BT1 : Các phép liên kết và thành phần phụ chú trong đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì?

Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới –Vũ Khoan)

Gợi ý :

- Phép lặp : thế kỉ

- Phép thế : “vậy”, “ điều đó” -> thay thế các cụm từ : “lấp đầy hành trang…..vứt bỏ những điểm yếu”

- TP phụ chú : “những người chủ thật sự của đất nước trong tế kỉ mới”

BT2. Chỉ ra và nói rõ tên thành phần biệt lập trong các câu thơ sau:

- Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.

- Trời cao xanh ngắt, ô kìa!

Hai con hạc trắng bay về bồng lai.

( Thế Lữ - Tiếng sáo thiên thai ) - Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người.

( Tố Hữu – Theo chân Bác) - Cô bé nhà bên ( ai có ngờ)

Cũng vào du kích

( Giang Nam – Quê hương)

Gợi ý :

- TP tình thái : “Hình như” - TP cảm thán : “ Ô Kìa!” - TP gọi đáp : “Bác ơi” - TP phụ chú : (có ai ngờ)

Một phần của tài liệu de cuong on thi hki van 9 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w