1. Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phôi thép tại Cơ quan văn phòng Tổng Công ty Thép Viêt Nam
1.1.2. Thị trường nhập khẩu phôi thép chủ yếu
Thị trường nhập khẩu phôi chủ yếu của Cơ quan văn phòng Tổng Công ty Thép Việt Nam là Trung Quốc, Nga, Ucraina. Ta có thể thấy rõ tỷ trọng nhập khẩu phôi ở từng thị trường qua bảng 4 dưới đây.
Bảng 5. Kim ngạch nhập khẩu phôi thép theo thị trường ĐVT: USD Nước nhập khẩu 2005 2006 2007 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Trung Quốc 160284 80% 95803,5 85% 136000 85% Nga 24042,6 12% 11271 10% 16000 10% Ucraina 16028,4 8% 5635,5 5% 8000 5%
Nguồn: Cơ quan văn phòng Tổng Công ty Thép Qua bảng 4 ta thấy: Thị trường nhập khẩu phôi chính của Cơ quan văn phòng là Trung Quốc, tỷ trọng nhập khẩu phôi từ Trung Quốc trong năm 2005 đến năm 2007 đều tăng. Nếu như năm 2005 tỷ trọng phôi thép nhập từ Trung quốc chỉ chiếm 75% tổng kim ngạch nhập khẩu phôi của Cơ quan văn thì sang năm 2007 tỷ lệ này tăng lên nhanh chóng 85%. Song song với việc tăng tỷ trọng nhập khẩu phôi từ Trung Quốc là việc giảm tỷ trọng phôi nhập từ Nga, Ukraina và các nước khác. Năm 2005 tỷ trọng phôi nhập từ Nga, Ukraina và các nước khác chiếm 20% kim ngạch phôi nhập của Cơ quan thì sang năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 15%. Có sự chuyển hướng nhập khẩu phôi thép là do:
- Phôi nhập từ Trung Quốc có giá rẻ hơn
- Bên cạnh đó chất lượng phôi nhập từ thị trường Trung Quốc cũng không thua kém gì các thị trường Châu Âu
- Xét về mặt địa lý thị trường Trung Quốc ở gần Việt Nam vì vậy giảm thiểu được chi phí vận chuyển và rủi ro phát sinh trong quá trình nhập khẩu hàng hoá
- Hơn thế nữa mối quan hệ hợp tác về kinh tế cũng như chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ngày càng được mở rộng, hợp tác với Trung Quốc Việt Nam sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ phía Chính phủ Trung Quốc.
1.1.3.Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phôi
Theo nghị định số 12/2006/NĐ - CP thì mặt hàng phôi thép không phải xin giấy phép nhập khẩu và Công ty thường nhập khẩu theo điều kiện CFR là chủ yếu nên quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phôi của Công ty theo sơ đồ 2.2 sau:
Sơ đồ 3. quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phôi thép của Cơ quan văn phòng Tổng Công ty Thép Việt Nam
Gửi chào hàng
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) Mở L/C
Kiểm tra thông số của tầu
Thanh toán
Khiếu nại, bồi thường Mua bảo hiểm
Tiếp nhận hàng Làm thủ tục hải quan
a.
Gứi chào hàng
Tổng công ty sẽ dự trên nhu cầu về việc cân đối sản xuất trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Thông qua nhu cầu thực tế đó tổng công ty sẽ gửi thư hỏi hàng đến các đối tác cung cấp cho Tổng công ty ở trong và ngoài nước. Trên thư hỏi hàng bao giờ Tổng công ty cũng ghi rõ các vấn đề cu thể như sau:
- Chủng loại hàng - Quy cách hàng - Số lượng hàng hoá - Giá cả của hàng hoá - Cảng về của hàng hoá - Thời gian hàng về - Điều kiện thanh toán
- Thời gian hiệu lực của thư hỏi hàng
Dựa trên thư hỏi hàng của Tổng công ty đối với các đối tác, các đối tác sẽ cung cấp các đơn hàng trở lại cho Tổng công ty. Trên cơ sở các đơn hàng được các công ty đối tác gửi lại Tổng công ty tiến hành xem xét và lựa chọn những đơn hàng phù hợp nhất cho mình.
b. Thương thảo hợp đồng
Quá trình thương thảo hợp đồng của Tổng công ty với các nhà cung ứng khác nhau thì khác nhau.
- Với nhà cung ứng truyền thống
là những nhà cung ứng đã tham gia quá trình cung ứng nguyên vật liệu cho công ty trong quá khứ thì Tổng công ty đã xây dựng những hợp đồng mẫu đối với các nhà cung ứng này. Trong đó bao gồm các điều khoản đã được thảo luận trước giữa hai bên vì vậy Tổng công ty
có thể lấy những bản hợp đồng cũ ra và thay thế những điều khoản mới của các đối tác vào
- Với nhà cung ứng mới
là những nhà cung ứng lần đầu tiên thực hiện giao dịch xuất khẩu đối với Tổng công ty. Tổng công ty sẽ tiến hành thương thảo dựa trên những hợp đồng mẫu hoặc những hợp đồng có sẵn của công ty đối tác. Ngoài những điều khoản về hàng hoá, giao nhận, thanh toán như đã nêu trong thư hỏi hàng ở trên thì cần phải chú ý đến một số những vấn đè sau:
+ Điều khoản về thanh toán( bộ chứng từ xuất trình, phương thức thanh toán, điều kiện mở L/C...)
+ Điều khoản về đặt cọc( thường là 2% giá trị hợp đồng) + Điều khoản về bảo hiểm
+ Điều khoản về vận tải + Điều khoản về giám định
+ Điều khoản về khiếu nại, trọng tài + Các điều khoản về thưởng phạt nếu có + Các điều khoản phát sinh khác
c. ký hợp đồng
Sau khi thương thảo xong và thống nhất tất cả những điều khoản giữa hai bên, hai bên sẽ tiến hành ký hợp đồng. hợp đồng sẽ đươc ký kết rất đơn giản và hợp đồng có thể được ký thông qua viêc gửi FAX giữa hai công ty mà không cần dấu đỏ của công ty
d . Mở L/C
Đối với mỗi lô hàng nhập khẩu công ty tiến hành mở L/C theo các công đoạn sau:
- Lập hồ sơ xin mở L/C tại Ngân hàng do phòng tài chính kế toán chỉ định. Hồ sơ xin mở L/C gồm có: Đơn xin mở L/C theo mẫu của Ngân hàng và do lãnh đạo phòng kế hoạch kinh doanh và phòng tài chính kế toán ký nháy trước khi trình lãnh đạo Tổng công ty ký. Hồ sơ xin mở L/C gồm có: Hợp đồng ngoại, giấy cam kết sử dụng vốn vay.
- Chuyển bộ hồ sơ xin mở L/C cho phòng tài chính kế toán trước thời hạn cuối cùng mở L/C quy định trong hợp đồng tối thiểu là 2 ngày làm việc.
- Làm thủ tục mở L/C và nhận L/C từ ngân hàng
- Kiểm tra L/C, nếu có sai khác với đơn xin mở L/C phải yêu cầu ngân hàng điều chỉnh ngay
- Khi người Bán có yêu cầu tu chỉnh L/C, cần tiến hành kiểm tra, nếu thấy hợp lý sẽ trình lãnh đạo Tổng công ty cho phép tu chỉnh
Cơ quan văn phòng Tổng Công ty mở thư tín dụng ở khá nhiều ngân hàng (tùy theo từng hợp đồng) như: Ngân hàng ngoại thương (Vietcombank), ngân hàng công thương (Incombank), ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV), ngân hàng City bank, ngân hàng AZN… nhưng chủ yếu mở tại ngân hàng công thương. Đây là những ngâng hàng có kinh nghiệm về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và Tổng Công ty có tài khoản tại đây.
Khi đề nghị mở L/C, công ty không phải kỹ quỹ tại ngân hàng mở L/C do công ty va ngân hàng có mối quan hệ lâu dài và uy tín với nhau. Khi L/C đã được mở, ngân hàng mở L/C sẽ gửi cho công ty cuống L/C trong đó phản ánh các nội dung ghi trong đơn. Cán bộ nhập khẩu sẽ kiểm tra xem L/C đã đúng như trong đơn xin mở L/C
chưa. Khi đã chấp nhận L/C thì cán bộ nhập khẩu của Công ty sẽ sẽ thông báo cho bên xuất khẩu về việc L/C đã được mở để họ chuẩn bị giao hàng (Thường là Fax cuống L/C cho bên xuất khẩu)
Cơ quan văn phòng Tổng Công ty thường sử dụng L/C không hủy ngang (L/C irrevocable) và hối phiếu là hối phiếu trả tiền ngay (Daft at sight), tức là sẽ thanh toán toàn bộ tiền hàng ngay sau khi xuất trình bộ chứng từ.
Khi mở L/C Công ty cũng phải thanh toán phí mở L/C cho ngân hàng thường là 0.1% giá trị L/C và phí thanh toán L/C là 0.2% giá trị L/C. Nếu có sai sót trong L/C thì công ty phải đề nghị ngân hàng mở L/C sửa chữa, chi phí sửa L/C thuộc về bên gây sai sót hoặc bên có yêu cầu và thường là 15 USD/lần (đối với các ngân hàng trong nước).
Trong một số hợp đồng nhập khẩu công ty vay vốn của ngân hàng để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu. Khi đó công ty phải làm giấy cam kết sử dụng vốn vay gửi cho ngân hàng vay vốn. Căn cứ vào giấy cam kết này và căn cứ vào chứng từ thanh tóan L/C ngân hàng có quyền tự động ghi nợ tài khoản tiền vay của công ty tại thời điểm thanh toán L/C với nhà xuất khẩu. Giấy cam kết này do Tổng Giám đốc Tổng Công ty ký và đóng dấu.
Việc Công ty sử dụng hình thức thanh toán bằng L/C là phù hợp với điều kiện của người mua và người bán. Khi sử dụng phương thức thanh toán này Công ty có những lợi ích sau:
- Công ty có khả năng bảo toàn được vốn vì không phải ứng trước tiền.
- Vì có sự đảm bảo về thanh toán, Công ty có thể thương lượng để đạt được giá cả tốt hơn và mở rộng được quan hệ khách hàng cũng như quy mô kinh doanh.
Tuy nhiên phương thức thanh toán này cũng có những mặt hạn chế như:
- Khi có những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa bên bán và Công ty phải tiến hành thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C làm kéo dài thời gian giao dịch và tăng chi phí
- Việc thanh toán của ngân hàng cho bên bán chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá do đó nếu bên xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo (Có bề ngoài phù hợp với L/C) để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự đảm bảo nào cho Công ty rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn đặt hàng hay ko bị hư hại gì.
e . Kiểm tra thông số của tàu
Việc chuyên chở trong hoạt động ngoại thương đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó được coi như mạch máu nối liền các bên với nhau và đây cũng là một yêu cầu tất yếu gắn chặt với việc thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. Trong thương mại quốc tế, các công ty có thể áp dụng nhiều phương tiện vận tải khác nhau như ôtô, đường biển, đường sắt, đường hàng không...Hiện nay Cơ quan văn phòng Tổng Công ty Thép sử dụng phương thức vận tải biển là chủ yếu.
Đối với Cơ quan văn phòng Tổng Công ty Thép Việt Nam cũng như nhiều doanh nghiệp khác ở Việt Nam thì nghiệp vụ thuê tàu còn nhiều hạn chế do chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có nhiều thông tin
về các hãng tầu quốc tế... Do vậy, hiện nay các hợp đồng nhập khẩu được thực hiện tại công ty hầu hết theo điều kiện CIF và CFR và bên xuất khẩu sẽ tiến hành nghiệp vụ thuê tàu và thông báo cho công ty về ngày tàu cập cảng để lấy hàng.
- Sau khi nhận thông báo của người Bán về dự kiến chỉ định tàu chở hàng, công ty tiến hàn kiểm tra các thông số của tàu xem có phù hợp với các quy định trong hợp đồng hay không.
- Thông báo và yêu cầu công ty bảo hiểm xác nhận bằng văn bản đồng ý bảo hiểm hàng hoá được chuyên chở trên con tàu do người Bán chỉ định thuê.
- Thông báo xác nhận bằng văn bản cho người Bán.
- Thường xuyên liên hệ với đại lý tàu để nắm các thông tin về tàu và lịch tàu.
Khi kiểm tra các thông số của tàu Công ty kiểm tra tuổi tàu xem con tàu đó đã đóng lâu chưa?, kiểm tra xem con tàu đó có là thành viên của hiệp hội tàu biển quốc tế hay không? hay kiểm tra xem con tàu đó đã “sổ tàu” bao giờ chưa?...
f . Mua bảo hiểm hàng hoá
Trong quá trình vận chuyển hàng từ nước xuất khẩu về nước mình do hàng được vận chuyển bằng đường biển nên thường gặp rủi ro có thể xảy ra ra tổn thất, hư hỏng mất mát về hàng hóa như tàu bị mắc cạn, đắm, đâm va nhau, nổ, mất tích không giao hàng...Mà theo tập quán quốc tế trách nhiệm của người vận tải là rất hạn chế, hơn nữa việc khiếu nại đòi người vận tải bồi thường là rất phức tạp, khó khăn và kéo dài. Cơ quan văn phòng Tổng Công ty chủ yếu mua hàng theo điều kiện CFR nên việc mua bảo hiểm hàng hoá thuộc về người mua.
Công ty thường mua bảo hiểm hàng hóa để phòng ngừa rủi ro, bảo vệ hàng hóa của mình. Với mỗi lô hàng nhập khẩu khi mua bảo hiểm Công ty thường thực hiện các công việc:
- Căn cứ mức chi phí cạnh tranh và chất lượng dịch vụ, đề xuất công ty bảo hiểm cho lô hàng.
- Gửi giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hoá tới công ty bảo hiểm đề nghị cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho lô hàng.
Ví dụ: Giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hoá có nội dung như sau:
+ Tên và địa chỉ người được bảo hiểm: Tổng Công ty Thép Việt Nam
+ Số điện thoại: 8561767 (316)
+ Tài khoản ngân hàng số: 001.1.00.0014089 tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam
+ Yêu cầu công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex bảo hiểm hàng hoá kê khai và những điều kiện ghi dưới đây:
Đơn vận tải số Số thanh Trọng lượng Tên hàng hoá được bảo
hiểm Trị giá CFR 01 9,003 6,011.42MT PrimeSteel Billets 3,320,408.12 USD
+ Số hợp đồng mua bán: 2801/05 LGI-VSC ngày 28/1/05 + Tính chất bao bì: Hàng rời
+ Phương thức vận chuyển: Đường biển + Tên tàu vận chuyển: CHUNG AM
+ Ngày khởi hành: khoảng 9/3/2005
+ Đến: Cảng Hải Phòng
+ Tổng số tiền bảo hiểm: 110% CIF + Điều kiện bảo hiểm: C + thiếu thanh + Thanh toán bồi thường tại: Việt Nam
Chúng tôi xin cam kết đóng phí bảo hiểm đầy đủ
Theo thông báo của đại lý tàu INLACO SAI GON-HAI PHONG BRANCH thì lô hàng sẽ cập cảng Hải Phòng vào ngày 16/03/2005. Vậy chúng tôi thông báo để quý công ty biết và có kế hoạch phối hợp cùng Tông công ty giám sát về việc tiếp nhận hàng tại cảng
- Sau khi có giấy chứng nhận bảo hiểm của công ty bảo hiểm , tiến hành kiểm tra giấy chứng nhận bảo hiểm
- Làm tờ trình lãnh đạo Tổng công ty và chuyển phòng tài chính kế toán thanh toán phí bảo hiểm. Trường hợp có hợp đồng bảo hiểm bao/hợp đồng nguyên tắc với công ty bảo hiểm thì sẽ thanh toán theo quy định của hợp đồng.
Do mặt hàng phôi thép là mặt hàng tương đối đơn giản, khó có thể bị hư hỏng do đó Công ty thường mua bảo hiểm ở điều kiện C. Tuy nhiên do việc đóng gói đơn giản chỉ là xếp các thanh phôi vào với nhau rồi bó lại hoặc có khi để nguyên thanh phôi rồi bốc lên tàu do đó rất dễ xảy ra trường hợp thiếu thanh và thiếu bó nên Công ty mua thêm bảo hiểm phụ là bảo hiểm thiếu thanh và thiếu bó.
Để tránh việc thỏa thuận lại các điều kiện về bảo hiểm đối với mỗi lần giao hàng và tránh việc phải thực hiện một hợp đồng riêng biệt cho từng chuyến hàng có chi phí rất cao Công ty thường ký hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy) để bảo hiểm cho tất cả các lô hàng nhập
khẩu tại bất cứ thời điểm nào trong một thời hạn nhất định (thường là một năm) theo các điều kiện và điều khoản như đã thỏa thuận trước.
Công ty thường mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm lớn và có uy tín của Việt Nam như Bảo Việt, Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)… Và tỷ lệ phí bảo hiểm cho mỗi lô hàng là 0.08% trị giá bảo hiểm.
g . Kiểm tra chứng từ và thanh toán
* Trường hợp bộ chứng từ đến ngân hàng trước khi tàu cập cảng
- Nếu ngân hàng thông báo bộ chứng từ phù hợp với L/C:
Công ty làm thủ tục thanh toán để nhận bộ chứng từ chuyển cho