Biện pháp chấp nhận để khắc phục rủi ro

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHÂN TÍCH KINH TẾ TRANG TRẠI ppt (Trang 28 - 31)

Biện pháp chấp nhận để khắc phục rủi ro là biện pháp xử lý rủi ro bằng cách chấp nhận rủi ro (trường hợp bất khả kháng) và tìm cách khắc phục khác. Sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp đối phó ở trên mà vẫn còn có một phần lớn hậu quả rủi ro hiện tại không thể khắc phục nổi, thì hộ/trang trại buộc phải chấp nhận rủi ro.

Trường hợp này thông thường hộ/trang trại phải điều chỉnh lại các mục tiêu, chấp nhận mất mát nguồn lực, thay đổi phương án sản xuất khác có lợi hơn và rút kinh nghiệm để phòng tránh rủi ro lần sau.

4.2. Các biện pháp nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại trại

Giảng viên đưa ra tình huống để các nhóm phân tích và đưa ra các phương án để nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại.

Bài tập số 10: Bài tập tình huống nâng cao thu nhập hỗn hợp của hộ/trang trại

Trường hợp sản xuất Cam ở hộ anh Đặng Thanh Thuỷ, thôn Tân Thịnh, xã Nghĩa Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An dựa trên cơ sở tình huống trong bài tập số 8.

Tình huống: 1. Như bài tập 8.

2. Do lao động thuê hái cam không có, nên anh quyết định dùng lao động của gia đình hái toàn bộ cam mà không thuê lao động. Nếu gia đình anh hái cam, thời gian hái sẽ dài ra, nên sản lượng thu hái và thời điểm bán cam có khác. Cụ thể sản lượng:

+ 3 tấn đầu vụ (hái sớm), bán với giá 3.000.000 đồng/tấn + 3 tấn chính vụ, bán với giá 2.800.000 đồng/tấn

+ 3 tấn cuối vụ, bán với giá 2.900.000 đồng/tấn + Khoảng 1 tấn hái không kịp, hư hỏng.

3. Anh Thuỷ bán cả sản lượng vườn cam năm 2005 cho ông Thiện buôn cam với giá cả vườn cam năm 2005 là 26.000.000 đồng. Được biết, trong trường hợp này anh Thuỷ không phải mua dụng cụ chăm sóc và thu hái năm 2005.

Anh chị hãy xác định các biện pháp khác nhau để nâng cao thu nhập hỗn hợp trong hoạt động thu hoạch và bán cam năm 2005 của anh Thuỷ? Theo anh chị, anh Thuỷ nên chọn tình huống 1 hoặc tình huống 2, giải thích vì sao? có số liệu chứng minh.

Kết thúc bài tập số 10. Giảng viên đưa ra một số kết luận và biện pháp sau:

) Cách thay đổi nào tốt nhất làm tăng thu nhập của hộ/trang trại. Các hộ/trang trại có thể so sánh các cách khác nhau tìm xem cách nào là cách tốt nhất là tăng thu nhập của hộ/trang trại

) Thay đổi nhằm giảm chi phí: Các hộ/trang trại có thể so sánh chi phí từ các yếu tố nguồn lực đưa vào sản xuất của hộ với nhau và với thị trường. Từ đó quyết định sử dụng nguồn lực hiện tại hoặc thay đổi nguồn của hộ hoặc thuê mướn nguồn lực trên thị trường. Một số các trường hợp cụ thể thay đổi nhằm làm giảm chi phí sản xuất:

Trong điều kiện sản lượng sản phẩm làm ra không đổi hoặc tăng lên, hộ/trang trại có thể:

¾ Thay đổi nguồn lực của hộ làm chi phí giảm hoặc sử dụng nguồn lực dư thừa thay nguồn lực khan hiếm để có lợi hơn.

¾ Lựa chọn nguồn lực bên ngoài có chi phí thấp thay cho nguồn lực của hộ có chi phí cao. Ví dụ thuê lao động thời vụ thay cho thuê lao động thường xuyên; thuê máy móc thiết bị trong thời gian ngắn thay vì phải bỏ vốn mua máy móc thiết bị...

¾ Thay đổi lịch thời vụ nhằm điều chỉnh thời gian sản xuất sử dụng khối lượng nguồn lực ít khan hiếm và giá cả thấp.

) Thay đổi nhằm tăng doanh thu hoặc tăng giá trị sản xuất: hộ/trang trại hoàn toàn có thể lựa chọn thời gian thu hoạch và thời gian bán sản phẩm để tăng doanh thu hoặc tăng giá trị sản xuất.

Các trường hợp thay đổi nhằm tăng doanh thu hoặc tăng giá trị sản xuất thường gặp:

™ Thay đổi lịch thời vụ sớm hơn hay muộn hơn để chọn thời điểm thu hoạch có sản phẩm đầu ra khan hiếm và giá bán cao hơn so chính vụ.

™ Thay đổi nguồn lực đầu vào, đặc biệt là yếu tố công nghệ mới để tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra.

™ Thay đổi trong khâu tiêu thụ sản phẩm như khuyến mãi, giảm giá, hậu đãi... nhằm tăng khối lượng tiêu thụ để tăng doanh thu.

) Thay đổi lịch thời vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Thay đổi lich thời vụ để tránh thiên tai dịch bệnh và sử dụng hợp lý đầu vào có giá cả thấp và tiêu thụ sản phẩm đầu ra với giá bán cao. Thay đổi cơ cấu muà vụ như sản xuất vụ đông và đông xuân, bỏ hè thu... Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao sẽ ...

) Thay đổi phương hướng sản xuất và ngành nghề dịch vụ: trong một số trường hợp, sản xuất ngành nghề dịch vụ hiện tại không có hiệu quả, hộ/trang trại cần suy nghĩ sản xuất ngành nghề dịch vụ khác phù hợp với thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất.

5. Kết luận

5.1. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại và mục tiêu của hộ/trang trại

Cần nhấn mạnh: Kinh tế hộ khác kinh tế trang trại về quy mô đầu tư sản xuất, sử dụng các

yếu tố nguồn lực (đất đai, lao động, vốn) và tính chất sản xuất của kinh tế hộ và kinh tế trang trại khác nhau.

Mục tiêu của hộ thường là mục tiêu gia đình. Mục tiêu trang trại thường là mục tiêu tài chính. Tuy nhiên, đạt được mục tiêu tài chính là rất quan trọng, nhờ đó nên hộ/trang trại đạt mục tiêu gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2. Nguồn lực của hộ/trang trại

Nguồn lực của hộ/trang trại gồm: nguồn lao động, nguồn đất đai và nguồn vốn, tư liệu sản xuất.

Phân tích nguồn lao động của hộ cần chú ý:

- Tình hình cung lao động: dựa vào khả năng cung lao động của gia đình hộ/trang trại và thuê mướn

- Tình hình cầu lao động: dựa vào nhu cầu lao động của gia đình và các hoạt động mang tính thời vụ

Phân tích nguồn lao động cần chú ý đến kỹ năng lao động, đặc biệt là kỹ năng quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, điều này là cực kỳ quan trọng

Phân tích nguồn đất đai của hộ cần chú ý:

- Hình thức sở hữu đất đai của hộ/trang trại (giao cấp lâu dài, thừa kế, thuê mướn, khai hoang phục hoá…

- Điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, chất đất, thời tiết khí hậu, vị trí địa lý… - Điều kiện sản xuất như hệ thống thuỷ lợi, giao thông, cơ sở hạ tầng khác… - Phân tích khả năng/phương án thay đổi để sử dung đất đai tốt nhất.

Phân tích nguồn vốn và tư liệu sản xuất của hộ cần chú ý:

- Vốn cố định như đầu tư đất đai, nhà xưởng, chuồng trại chăn nuôi, máy móc thiết bị… và vốn lưu động dùng vào sản xuất như tiền mua giống, phân thuốc,…

- Cần phân tích và xác định vốn nào là cần thiết hơn, hạn chế về vốn là gì? từ đó xác định xem hộ/trang trại có cần phải tăng thêm nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất?

- Phân tích tư liệu sản xuất cần chú ý đến hiện trạng, tình hình sử dụng và khả năng thay đổi để sử dụng tư liệu sản xuất tốt hơn.

Phân tích các yếu tố nguồn lực cần phối hợp cả 3 yếu tố nguồn lực chính của hộ/trang trại. Tìm ra những điểm thuận lợi nhất của các yếu tố nguồn lực và hạn chế của chúng, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. Trên cơ sở đó giúp hộ/trang trại lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt nhất.

5.3 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại cần chú ý:

- Phân tích lợi nhuận, đây là yếu tố quan trọng bậc nhất mà bất kỳ hộ/trang trại nào cũng quan tâm

- Phân tích chi phí. Cần nhấn mạnh, chi phí sản xuất chi trả trực tiếp bằng tiền và chi phí sản xuất không chi trả trực tiếp bằng tiền (thường là chi phí hiện vật của gia đình). Từ đó xác định thu nhập của hộ/trang trại.

- Phân tích kết quả sản xuất cần chú ý kết quả bằng giá trị, cơ sở để xác định thu nhập của hộ/trang trại

- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại cần chú ý:

+ Lợi nhuận tính trên một đơn vị nguồn lực (lợi nhuận/ha đất, lợi nhuận/sào, lợi nhuận/ngày công lao động, lợi nhuận/1 đồng vốn…)

+ Thu nhập của hộ (GM - Gross Margin) tính trên một đơn vị nguồn lực (GM/ha đất, GM/sào, GM/ngày công lao động, GM/1 đồng vốn…)

5.4. Phân tích rủi ro cần chú ý

- Phân loại rủi ro để có biện pháp phòng tránh, giảm thiểu hoặc khắc phục rủi ro

- Xác định các rủi ro thường gặp trong sản xuất kinh doanh để có biện pháp phòng tránh, giảm thiểu hoặc khắc phục rủi ro.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHÂN TÍCH KINH TẾ TRANG TRẠI ppt (Trang 28 - 31)