CỦA HỘ/TRANG TRẠ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHÂN TÍCH KINH TẾ TRANG TRẠI ppt (Trang 26 - 28)

Trường hợp sản xuất Cam ở hộ anh Đặng Thanh Thuỷ, thôn Tân Thịnh, xã Nghĩa Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trong bài tập số 8.

Anh chị hãy xác định:

+ Thu nhập hỗn hợp trong sản xuất cam của anh Thuỷ năm 2005? + Lợi nhuận trong sản xuất cam của anh Thuỷ năm 2005?

+ Lợi nhuận tính trên 1 sào trồng cam của anh Thuỷ năm 2005?

CHĐỀ 4: PHÂN TÍCH RI RO VÀ CÁC TÌNH HUNG CI THIN THU NHP, NÂNG CAO HIU QU SN XUT KINH DOANH NHP, NÂNG CAO HIU QU SN XUT KINH DOANH

CA H/TRANG TRI

Mục tiêu của chủ đề:

Kết thúc chủ đề này, các học viên có thể hiểu:

5 Rủi ro trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là gì? Tầm quan trọng trong việc phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại?

5 Các loại rủi ro thường gặp trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại và các biện pháp phòng tránh, khắc phục rủi ro.

5 Một số biện pháp nhằm cải thiện thu nhập và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại.

Phương pháp thực hiện:

ƒ Phần lớn các nội dung được thực hiện bằng cách làm bài tập tình huống và thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả và lớp thảo luận, giảng viên kết luận.

Nội dung kiến thức thực hiện: 4.1. Phân tích rủi ro

4.1.1. Rủi ro trong sản xuất kinh doanh của nông hộ/trang trại là gì?

Giảng viên gợi ý và đặt câu hỏi để học viên trả lời:

V Trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại, có phải lúc nào hộ/trang trại đầu tư đều thu được kết quả như mong muốn hoặc có thể gặp phải nhiều trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh giảm thấp? Số lượng sản phẩm mất mát, hư hỏng hoặc giảm thấp không lường trước được thường do một số nguyên nhân gây ra. Những nguyên nhân này được gọi là rủi ro. Vậy, rủi ro trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là gì?

Thu nhập/1 đồng vốn/năm Tổng thu nhập/năm (đồng) (đồng/năm) = Tổng số vốn sản xuất/năm (đồng)

Thu nhập/1 ngày Tổng Thu nhập (đồng) công lao động (đồng) = Tổng ngày công lao động (ngày công) Thu nhập/1 ha (1 sào) đất/năm Tổng thu nhập/năm (đồng)

Giảng viên tổng hợp ý kiến trả lời, giải thích để đi đến kết luận:

² Rủi ro trong sản xuất kinh doanh của nông hộ/trang trại là sự mất mát khối lượng sản phẩm hoặc sự giảm sút kết quả sản xuất một cách đáng kể so với kết quả đạt được trong điều kiện sản xuất bình thường mà hộ/trang trại không thể tính toán, dự đoán trước.

² Hay nói khác, rủi ro trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là những tác hại bất thường xảy ra mà hộ/trang trại không thế lường trước nhưng phải chấp nhận để xử lý.

4.1.2. Tại sao hộ/trang trại phải phân tích rủi ro?

Giảng viên đặt câu hỏi để học viên trả lời:

V Một vấn đề đặt ra là tại sao chúng ta phải phân tích rủi ro? Phân tích rủi ro có tầm quan trọng như thế nào trong sản xuất và đời sống?

Giảng viên tổng hợp ý kiến trả lời, giải thích để đi đến kết luận:

² Phân tích rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại, giúp hộ/trang trại:

ƒ Nhận biết và dự đoán được các loại rủi ro thường xảy ra;

ƒ Phân loại rủi ro, nhận ra các loại rủi ro có thể phòng tránh và rủi ro không thể phòng tránh nhằm giảm thiểu tác động của rủi ro;

ƒ Có biện pháp chủ động phòng tránh hoặc khắc phục rủi ro, tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra.

Việc phân loại rủi ro là rất quan trọng, có nhiều cách để phân loại rủi ro như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Dựa vào yếu tố rủi ro bên trong hoặc bên ngoài hộ/trang trại có rủi ro từ bên trong của hộ/trang trại như bệnh dịch, tai nạn lao động... và rủi ro từ bên ngoài của hộ/trang trại như thời tiết khí hậu, thị trường...

2. Dựa vào yếu tố gây ra rủi ro ta có thể phân rủi ro do tự nhiên thời tiết khí hậu, rủi ro do yếu tố sinh học, rủi ro do yếu tố kinh tế, thị trường, rủi ro do chính sách của chính phủ và các rủi ro khác.

Căn cứ vào điều này giúp chúng ta tập trung và nhận ra đâu là rủi ro chính, cốt lõi và quan trọng từ đó tập trung phòng tránh hoặc có biện pháp khắc phục rủi ro này.

4.1.3. Các loại rủi ro thường gặp trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại

Giảng viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm làm bài tập nhóm để xác định các loại rủi ro thường xảy ra trong sản xuất kinh doanh trong thực tế ở địa phương.

Sau đó, đại diện các nhóm báo cáo kết quả và lớp thảo luận, giảng viên rút ra kết luận. Kết luận của giảng viên cần tập trung vào một số rủi ro thường gặp sau:

) Rủi ro do thiên nhiên: Thiên nhiên thường gây ra nhiều rủi ro hết sức bất thường. Trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp, rủi ro do thiên nhiên thường xuyên và chủ yếu. Các loại rủi ro do thiên nhiên như hạn hán làm khô kiệt nước tưới; bão lụt gây ngập úng, xói lở đồng ruộng; dịch bệnh làm cây sinh trưởng phát triển kém, mất mùa, ô nhiễm môi trường làm vật nuôi bệnh tật, động đất, núi lửa...

) Rủi ro do thị trường hoặc xã hội gây ra: Các loại rủi ro do thị trường hoặc xã hội gây ra cũng là rủi ro thường gặp trong điều kiện hiện nay, đặc biệt trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Các loại rủi ro do thị trường gây ra thường gặp như lượng một loại vật tư nông nghiệp nào đó trên thị trường khan hiếm; giá cả vật tư nông nghiệp hoặc dịch vụ thuê ngoài tăng cao; thiếu tiền vốn phải vay ngoài với lãi suất tiền vay cao; giá cả đầu ra của sản phẩm giảm mạnh; nhu cầu thị trường của sản phẩm giảm; sản phẩm từ nước ngoài hoặc vùng khác chất

lượng hơn, mẫu mã đẹp hơn, tiện dụng hơn... xâm nhập cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của hộ.

Rủi ro do xã hội gây ra thường gặp như tai nạn lao động, gặp kẻ xấu phá hoại hoặc lừa đảo, hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, thiếu an toàn gây ra cháy nổ, sản phẩm nhiễm bẩn, nhiễm độc thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm bị xã hội lên án...

) Rủi ro do chính sách nhà nước: nhà nước thay đổi chính sách theo hướng bất lợi cho sản phẩm của hộ/trang trại.

Rủi ro do sự thay đổi về chính sách của nhà nước thường gặp như đất đai của hộ/trang trại nằm trong khu quy hoạch nhà nước thu hồi; chính sách quy hoạch của nhà nước nhưng bị thất bại ví dụ quy hoạch vùng nguyên liệu mía nhưng xa nhà máy đường hoặc nhà máy đường di dời hoặc không có thị trường sản phẩm đầu ra; thay đổi của nhà nước làm hạn chế hoặc cạn kiệt các yếu tố đầu vào sản xuất của hộ, hoặc nhà nước khuyến khích các loại sản phẩm thay thế và hạn chế sản phẩm hộ/trang trại đang sản xuất...

4.1.4. Biện pháp phòng tránh và khắc phục rủi ro

Giảng viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận để xác định các loại rủi ro thường xảy ra trong sản xuất kinh doanh nêu trên.

Sau đó, đại diện các nhóm báo cáo kết quả và lớp thảo luận, giảng viên rút ra kết luận. Kết luận của giảng viên cần tập trung vào một số biện pháp phòng tránh và khắc phục rủi ro sau:

a.Biện pháp dự đoán trước để loại bớt rủi ro thường gặp

Đây là biện pháp phòng tránh rủi ro chủ động và tích cực, bằng những kinh nghiệm thực tế với những rủi ro thường gặp hoặc thông qua người nhiều kinh nghiệm, chuyên gia để loại bỏ tối đa các rủi ro. Cụ thể:

) Hộ/trang trại phải xác định mục tiêu, phân tích nguồn lực và thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng đắn, nhằm chủ động phòng và tránh rủi ro về thị trường tiêu thụ, giá cả đầu ra, thiên tai, dịch bệnh...

) Bố trí lịch thời vụ chính xác tránh thời điểm dịch bệnh bùng phát, tránh lụt bão, hạn hán...

) Chủ động vật tư trang thiết bị tránh thời điểm vật tư khan hiếm, giá cả vật tư tăng cao;

) Chủ động thời điểm thu hoạch và bán sản phẩm đầu ra ở lúc giá cao, tránh lúc giá cả sản phẩm đầu ra xuống thấp...

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHÂN TÍCH KINH TẾ TRANG TRẠI ppt (Trang 26 - 28)