Xác định mức giá nhậpkhẩu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả nhập khẩu ôtô, xe chuyên dùng tại Công ty TNHH Đức Cường (Trang 30 - 38)

III. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHẬPKHẨU ÔTÔ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH

1.2. Xác định mức giá nhậpkhẩu

Xác định mức giá nhập khẩu là điều kiện tối quan trọng trong quyết định tới hiệu quả kinh doanh. Công ty thường sử dụng đồng USD hay EUR làm đồng tiền tính giá ôtô và xe chuyên dùng nhập khẩu.

Tuỳ theo điều kiện giao hàng trong hợp đồng mua bán mà giá cả có thể được tính theo các mức khác nhau cho từng trường hợp. Tuy nhiên Công ty thường sử dụng giá CIF tại cảng Hải phòng để nhập khẩu ôtô, xe chuyên dùng.

1.3.Lập phương án kinh doanh

Theo quy định của công ty thì mọi hoạt động nhập khảu dưới mọi hình thức đều phải lập phương án kinh doanh để các bộ phận có chức năng xem xét tính toán có nên thực hiện hay không. Phương án kinh doanh phải được sự phê duyệt của giám đốc căn cứ vào những đánh giá nhận xét của các phòng chức năng.

Phương án kinh doanh nhập khẩu đề cập đến các vấn đề sau: • Đối tác kinh doanh: Tên điạ chỉ, tư cách pháp nhân • Thời gian dự kiến thực hiện: Thời gian bắt đầu kết thúc • Phương thức, điạ điểm, giao nhận.

• Xuất xứ hàng hoá, tên, số lượng, chất lượng quy cách

• Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh doanh: Giá bán, giá vốn ( gồm giá mua+ thuế nhập khẩu+ thuế VAT hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có), chi phí trực tiếp( phí làm thủ tục lưu kho lưu bãi, lãi ngân hàng…)

Phương án nhập khẩu uỷ thác đề cập đến những vấn đề:Ngoài 4 vấn đề đầu giống nhập khẩu kinh doanh, nhập khẩu uỷ thác còn phải xét đến:

• Hiệu quả: các khoản công ty thu được và các khoản công ty phải chi( chi phí thanh toán, vận chuyển, giám định, giao nhận… t

• Diễn giải: Điều kiện thanh toán( khách hàng nào tự thanh toán hay chuyển qua công ty thanh toán ), hình thức thanh toán ( L/C, TTR…), thuế nhập khẩu, chi phí giao nhận vận chuyển giám định… do công ty nộp hay bên uỷ thác nộp

1.4.Đàm phán và kí kết hợp đồng

Việc đàm phán và kí kết hợp đồng của công ty được thực hiện như các doanh nghiệp khác. Trong công ty thường thì trưởng phòng kinh doanh được Giám đốc uỷ quyền có tư cách pháp nhân để đàm phán và kí kết hợp đồng. Các hình thức đàm phán được sử dụng linh hoạt trong mỗi trường hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Theo quy định của pháp luật Việt nam công ty thực hiện kí kết hợp đồng dưới hình thức văn bản và có thể được kí theo hai cách:

• Các bên chủ động gặp nhau cùng bàn bạc và đi đến kí kết

• Hoặc một trong hai bên soạn thảo hợp đồng rồi gửi cho bên kia kí sau. Đôi khi có những hợp đồng phức tạp thì một trong các bên dự thảo hợp đồng rồi gửi cho bên kia xem xét thống nhất ngày gặp gỡ bàn bạc trực tiếp để đi đến kí kết.

1.5.Thực hiện hợp đồng

Giống như các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu khác Công ty phải thực hiện đầy đủ các thủ tục thì mới nhận được hàng:

• Nếu hợp đồng yêu cầu mở L/C thì Công ty phải mở L/C tại ngân hàng của minh theo yêu cầu của hợp đồng. Nội dung của L/C phải phù hợp với nội dung của hợp đồng.

• Nếu thanh toán bằng TTR, công ty phải chuyển tiền cho ngân hàng để ngân hàng chuyển tiền cho người bán.

• Sau khi nhận được thông báo giao hàng, công ty ra ngân hàng để nhận bộ chứng từ giao hàng. Công ty có trách nhiệm kiểm tra nếu thấy hợp lệ thì chuyển tiền cho ngân hàng và được ngân hàng kí xác nhận để đi nhận hàng.

chuyển tiền ngay cho họ. Công ty cầm bộ chứng từ này ra nhận hàng tại cảng, kiểm tra hàng hoá vê số lượng, chất lượng.

• Làm thủ tục thanh toán cho bên xuất khẩu nếu không có vướng mắc gì về lô hàng đó.

Khác với các doanh nghiệp khác, trong phần thực hiện hợp đồng, việc giao nhận hàng hoá nhập khẩu của công ty được chia làm 2 loại: Giao nhận hàng hoá nhập khẩu kinh doanh và giao nhận hàng hoá nhập khẩu uỷ thác.

• Đối với giao nhận hàng hoá nhập khẩu kinh doanh:

Khi nhận được thông báo tàu đã nhập cảng, công ty nhanh chóng thực hiện mọi thủ tục liên quan đến giao nhận hàng hoá nhằm giảm chi phí lưu kho, lưu bãi. Việc giao nhận hàng hoá nhập khẩu với ga cảng được công ty thực hiện trực tiếp hoặc uỷ thác cho các chi nhánh của công ty tại Hải phòng thực hiện.

• Đối với giao nhận hàng hoá uỷ thác:

Khi hàng hoá về đến cảng thì công ty lập lệnh giao hàng đồng thời chuyển bộ chứng từ hàng hoá cho khách hàng uỷ thác để họ thực hiện việc giao nhận hang hoá với ga cảng. Khi giao nhận nếu có sự tổn thất, tranh chấp về hàng hoá thì công ty có trách nhiệm đứng ra thay mặt khách hàng uỷ thác yêu cầu giám định, khiếu nại các bên có liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên uỷ thác. Sau khi giao nhận xong thì hàng hoá thuộc toàn quyền quyết định của bên uỷ thác. Có trường hợp bên uỷ thác nhập khẩu yêu cầu công ty thực hiện giao nhận hàng hoá với cảng rồi mới giao hàng cho mình ngay tại cảng hoặc vận chuyển tới một địa điểm nào đó để bàn giao. Khi đó công ty đứng ra thực hiện giao nhận rồi mới giao cho khách hàng hoặc vận chuyển tới điạc điểm đã thoả thuận.

1.6.Tổ chức bán hàng hoá nhập khẩu

Đây là khâu quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá. Với mục tiêu là thu được lợi nhuận, công ty cần phải tiêu thụ được hàng hoá và càng bán được nhiều thì mới có khả năng thu lợi nhuận cao, đứng vững và phát triển trên thị trường. Hàng hoá không bán được sẽ dẫn đến thua lỗ phá sản.

Sau khi nhập hàng về, đối với những hợp đồng uỷ thác và các đơn đặt hàng thì công ty chuyển thẳng hàng cho nhà uỷ thác và khách hàng, còn đối với hàng hoá tự doanh thì công ty tập trung phân phối thông qua bộ phận bán hàng của công ty.

Nhận thức được tính chất đặc biệt của hàng hoá nhập khẩu, công ty đã đẩy mạnh dịch vụ sau bán hàng để hỗ trợ cho hoạt động bán hàng. Đáp ứng nhu cầu khách hàng, công ty đã thực hiện dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành, bán phụ tùng thay thế.

2. Phương thức nhập khẩu

Trong kinh doanh nhập khẩu có nhiều hình thức hay phương thức để hoạt động trên thị trường. Công ty TNHH Đức Cường sử dụng 2 loại phương thức nhập khẩu sau:

• Phương thức nhập khẩu uỷ thác • Phương thức nhập khẩu tự doanh

2.1.Phương thức nhập khẩu uỷ thác

Theo phương thức nhập khẩu uỷ thác thì công ty TNHH Đức Cường đứng ra đàm phán kí kết hợp đồng nhập khẩu cho người uỷ thác trong nước. Theo phương thức này Công ty là người trung gian và được hưởng phí uỷ thác sau khi hoàn thành hết các nghĩa vụ theo hợp đồng uỷ thác. Công ty chủ yếu đứng

ra nhập khẩu uỷ thác các loại xe chuyên dùng, đầu kéo… cho cá nhân và doanh nghiệp trong nước.

Thực hiện theo phương thức nhập khẩu uỷ thác này thì công ty phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật như về mặt hàng, thuế, quy định về chủ thể pháp nhân. Để hoạt động thì công ty luôn phải tìm các nhu cầu từ nền kinh tế, cũng như năng động và sáng tạo để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Theo phương thức này thì chủ yếu thu được phí uỷ thác có lợi nhất mà vẫn đảm bảo của yêu cầu của hoạt động uỷ thác trong nước.

2.2.Phương thức nhập khẩu tự doanh

Phương thức nhập khẩu tự doanh tức là phương thức nhập khẩu phục vụ cho mục đích kinh doanh chính của Công ty. Dựa trên những nhu cầu của thị trường nước (đang bị thiếu hụt hay đang có tiềm năng ). Công ty TNHH Đức Cường tự đứng ra kí kết hợp đồng ngoại và mua hàng về sau đó tổ chức bán hàng và tự hạch toán lỗ lãi.

Theo hình thức nhập khẩu tự doanh này thì công ty vẫn tuân thủ quy định của pháp luật đối với hoạt động nhập khẩu, chịu ảnh hưởng và chi phối bởi nhu cầu từ nền kinh tế. Các mặt hàng nhập khẩu này phải phù hợp và đáp ứng được, nếu không sẽ không đem lại hiệu quả và gây ra thua lỗ.

Mặt hàng nhập khẩu mà công ty nhập khẩu theo phương thức này thường là ôtô nguyên chiếc cũ và mới (4 đến 9 chỗ), xe chuyên dùng để phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước. Đây là thế mạnh của Công ty, bởi phương thức nhập khẩu giúp cho Công ty chủ động trong việc xác định thị trường khách hàng và tìm kiếm bạn hàng. Nếu quá phụ thuộc vào phương thức nhập khẩu uỷ thác thì công ty sẽ kém năng động hơn. Trên thực tế hiện nay khi nước nhà đã là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế WTO với nền kinh tế thị trường thì phương thức nhập khẩu uỷ thác được các doanh nghiệp sử dụng rất ít. Công ty

TNHH Đức Cường chỉ còn nhập khẩu theo phương thức này khi có đơn đặt hàng của khách hàng. Tình hình nhập khẩu của của Công ty TNHH Đức Cường theo các phương thức được thể hiện qua bảng 3.

Bảng 3: Giá trị nhập khẩu theo các phương thức của Công ty TNHH Đức

Cường giai đoạn 2003-2007

(Đơn vị: triệu đồng) 2003 2004 2005 2006 2007 Nhập khẩu tự doanh 27334,2 29186,4 34292,9 39668,2 46263,2 Nhập khẩu uỷ thác 11260 10741 8685 6812 5323 Tổng 38594,2 39927,4 42977,9 46480,8 51586,2

Theo bảng trên ta thấy kim ngạch nhập khẩu chung của Công ty tăng đều đặn hàng năm, tuy nhiên xét từng khía cạnh thì giá trị nhập khẩu theo phương thức uỷ thác đang ngày một giảm xuống trong khi nhập khẩu theo phương thức tự doanh thì ngày càng tăng và tăng rất nhanh theo đà phát triển của công ty. Điều đó phản ánh xu hướng ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu, nên hoạt động nhập khẩu uỷ thác ở nước ta có xu hướng giảm rất nhanh kể từ khi ngày nước ta mở cửa nền kinh tế và cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế đều có thể tham gia vào nhập khẩu hàng hoá trực tiếp.

3. Mặt hàng nhập khẩu

Cùng đóng góp vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Đức Cường tập trung vào nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (4 đến 9 chỗ) và xe chuyên dùng, đầu kéo cả cũ và mới phục vụ nhu cầu khách hàng trong nước.

Chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty là ôtô nguyên chiếc bình quân hàng năm chiếm khoảng 70%. Đây là mặt hàng xa xỉ phục vụ nhu cầu của đi lại của bộ phận khách hàng có mức thu nhập cao và các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước.

4. Thị trường nhập khẩu

Thị trường nhập khẩu chính của công ty TNHH Đức Cường là từ Đức, Mỹ, Đài loan…Hàng năm Công ty nhập khẩu từ các thị trường này các loại xe cao cấp như MER, BMW, AUDI, LEXUS… và các loại xe tầm trung như HuynDai, Hon Da, Toyota… Tuỳ từng thời điểm trong năm, hoặc theo yêu cầu của khách hàng hay theo đơn đặt hàng mà lượng xe nhập về của Công ty có những thay đổi. Tuy nhiên trung bình mỗi tháng Công ty nhập khẩu khoảng 20 xe ôtô các loại, và hơn 10 xe chuyên dùng, đầu kéo. Trong đó lượng ôtô, xe chuyên dùng và đầu kéo mới luôn chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Bảng 4 thể hiện tình hình nhập khẩu từ các thị trường này.

Bảng 4: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty TNHH Đức Cường giai

đoạn 2005 - 2007 (Đơn vị: triệu đồng) Nước 2005 2006 2007 Giá Trị Tỉ Trọng (%) Giá Trị Tỉ Trọng (%) Giá Trị Tỉ Trọng (%) Đức 15042,27 35 18592,32 40 17539,31 34 Mỹ 12033,81 28 12085 26 15991,72 31 Đài Loan 9455,14 22 8366,54 18 11864,83 23 Nước khác 6446,68 15 7436,94 16 6190,34 12 Tổng 42977,9 100 46480,8 100 51586,2 100

Đức là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Công ty, hàng năm công ty nhập khẩu từ thị trường này số lượng ôtô, xe chuyên dùng chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch nhập khẩu của Công ty khoảng 34% đến 40% với nhiều hãng xe cao cấp.

Đứng sau thị trường Đức là thị trường Mỹ với các loại ôtô và xe chuyên dùng,đầu kéo mới hoặc đã qua sử dụng chiếm tỉ trọng từ 26% - 31% trong kim

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả nhập khẩu ôtô, xe chuyên dùng tại Công ty TNHH Đức Cường (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w