Trong quá trình giúp đỡ thân chủ tôi đã sử dụng và phối hợp những kiến thức và kĩ năng chuyên môn để nhằm giúp đỡ thân chủ một cách hiệu quả nhất.
-Vận dụng những hiểu biết về xã hội, về quá trình phát triển tâm lý của con người, về hành vi con người, các kĩ thuật sử lý căng thẳng thần kinh... trong việc phân tích xác định vấn đề mà thân chủ gặp phải, từ đó có cách can thiệp và giúp đỡ đối tượng một cách có hiệu quả nhất
-Áp dụng các thuyết hệ thống trong việc kết nối và huy động các nguồn lực có thể giúp đối tượng, áp dụng lý thuyết đông năng tâm lý, thuyết nhận thức để xác định vấn đề tâm lý mà thân chủ gặp phải.
-Các kĩ năng cơ bản đã được sử dụng: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng quan sát, kĩ năng thúc đẩy sự thay đổi, kĩ năng vấn đàm, kĩ năng thấu cảm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đặt câu hỏi....
Trong đó, là những kĩ năng đã được sử dung khá tốt ,đạt hiệu quả cao trong quá trình làm viêc như: kĩ năng hỏi, kĩ năng quan sát, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thúc đẩy sự thay đổi...
Bên cạnh đó, có một số kĩ năng mà em cảm thấy khó vận dụng hiệu quả trong quá trình làm việc với thân chủ như :kĩ năng lắng nghe và kĩ năng thấu cảm, do khả năng chú ý của em rất dễ bị phân tán, việc đặt mình vào vị trí của thân chủ để từ đó hiểu sâu
hơn về cảm xúc suy nghĩ của đối tượng cũng không phải là một việc dễ làm, và làm sao để giữ được tính khách quan cũng là điều đòi hỏi NVXH cần phải có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và trình độ chuyên môn cao.Để khắc phục những nhược điểm của mình, em nghĩ mình cần phải rèn luyện nâng cao khả năng chú ý của mình. Đồng thời không ngừng học hỏi từ sách báo, bạn bè , thầy cô- những người có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thực tiễn.Bên cạnh đó phải tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện để có thêm nhiều kinh nghiệm.
Kết luận
Trẻ em là tương lai của đất nước là tài sản quý báu của mỗi quốc gia và gia đình. Bởi vậy trẻ em cần được chăm sóc và bảo vệ. Đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các em đã phải chịu quá nhiều thiệt thòi cả về vật chất và tinh thần lại càng cần xã hội quan tâm nhiều hơn nữa trên cơ sở tâm tư và nhu cầu của các em. Vì vậy, công tác xã hội dành cho trẻ em là rất cần thiết để các em có thể vượt qua khó khăn trong cuộc sống vươn lên hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh sự giúp đỡ trực tiếp cần huy động những nguồn lực khác nhau trong cộng đồng để giúp đỡ các em. Cần cho cộng đồng thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc và bảo vệ các em để tạo sự tự giác thực hiện chung. Công tác xã hội đối với trẻ em ở nước ta cần từng bước hoàn thiện để mang tính chuyên nghiệp cao, điều này rất quan trọng cũng như đi kèm với
nó là sự nâng cao nhận thức của xã hội về sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Hiện nay ở nước ta công tác xã hội đã được đào tạo nhưng vẫn chưa trở thành một nghề chuyên nghiệp nhưng chắc rằng trong tương lai ngành công tác xã hội nói chung và công tác với trẻ em nói riêng sẽ ngày càng phát triển và góp phần thực hiện nền an sinh xã hội của đất nước.
Mục lục
Lời mở đầu