b. Cơ cấu tổ chức
2.3.3. Đánh giá về khả năng cạnh tranh của Công ty
Cạnh tranh luôn là yếu tố không thể thiếu buộc Doanh Nghiệp phải đương đầu khi tham gia bất cứ một thị trường nào. Cạnh tranh luôn có tính hai mặt của nó vừa thúc đẩy lại vừa kìm hãm sự phát triển của Doanh Nghiệp. Và cũng nhờ tính hai mặt đó mà cạnh tranh luôn thu hút được sự chú ý không nhỏ của cả hai bên đó là : Doanh Nghiệp và người tiêu dùng.
Phần mềm là một loại sản phẩm đặc biệt, là sự kết hợp hài hoà giữa những tinh hoa của Công Nghệ Thông Tin và chất xám của loài người. Vì tính chất đó nên phần mềm trở thành một loại sản phẩm rất khó định tính, và cũng vì tính chất đó của phần mềm nó làm cho việc cạnh tranh trên thị trường phần mềm trở nên phức tạp hơn so với việc cạnh tranh giữa những sản phẩm hàng hoá thông thường.
Hiện nay thị trường phần mềm Việt Nam có hàng trăm Doanh Nghiệp tham gia mặc dù quy mô mới chỉ là vừa và nhỏ nhưng không vì thế mà không khí cạnh tranh trên thị trường phần mềm kém sôi động hơn so với các thị trường khác. Có thể nói đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin là tất cả các Doanh Nghiệp phần mềm còn lại trên thị trường.
Để tồn tại và phát triển được thì mỗi Doanh Nghiệp đều có thế mạnh riêng của riêng của mình. Do đó để biết được một doanh nghiệp nào đó có khả năng cạnh tranh yếu hay mạnh thì phải thông qua đối thủ cạnh tranh của
công ty. Với Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin thì có thể đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty thông qua việc đánh giá khả năng cạnh tranh của các đối thủ kinh doanh và các sản phẩm thay thế trên thương trường.
• Công ty cổ phần phần mềm quản lý Doanh Nghiệp (FAST).
Đây cũng là một công ty cung ứng phần mềm trên thị trường với các chức năng kinh doanh như: sản xuất và kinh doanh phần mềm máy tính, buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng (Thiết bị máy tính, tin học, điện tử),…trong đó lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần phần mềm quản lý Doanh Nghiệp là kinh doanh các phần mềm quản lý Doanh Nghiệp. Và hiện nay công ty cũng đã tìm được chỗ đứng trên thị trường với ba phòng đại diện tại Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đã Nẵng.
Đây là một đối thủ cạnh tranh khá mạnh mà Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin cần phải tìm hiểu và đương đầu trên thị trường phần mềm.
• Công ty cổ phần phát triển phần mềm Sao Mai (SMC).
Công ty cổ phần phát triển phần mềm Sao Mai là một Doanh Nghiệp trẻ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin với sản phẩm là phần cứng và phần mềm có chất lượng cao. Hiện tại công ty đã có một số khách hàng lớn trong nước và nước ngoài, đồng thời có nhiều khách hàng tiềm năng. Có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động chuyên nghiệp hết lòng trung thành với sự nghiệp phát triển của của Công ty. Với điểm mạnh đó Công ty cổ phần phát triển phần mềm Sao Mai nhất định sẽ có nhiều bước tiến nhanh trở thành một Công ty lớn mạnh trong tương lai. Điểm mạnh này đã làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty Sao Mai so với Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin. Song Công ty cổ phần phát triển phần mềm Sao Mai cũng có điểm yếu là hiện nay Công ty chưa có chiến lược cụ thể để
quảng bá hình ảnh của mình đến khách hàng và Công ty cũng chưa chú trọng khâu marketing cho sản phẩm.
Bảng 12: So sánh tổng quan các chiến lược marketing
Marketing - mix Công Ty
ADSOFT FAST SMC
P1 - sản phẩm
Tên phần mềm Quản lý Quản lý Quản lý
Chất lượng tốt tốt tốt
Số lượng đã tiêu thụ 50 70 60
Giao diện của phần mềm
Trung bình Trung bình Trung bình Thời gian bảo hành 13 tháng 12 tháng 12 tháng Đào tạo và hỗ trợ sử dụng tốt tốt tốt P2 - giá Tuỳ thuộc và quy mô kinh doanh của khách hàng 10.505.000 8.750.000 P3 – phân phối Trực tiếp Có Có có
Gián tiếp Văn phòng
đại diện Văn phòng đại diện Chưa có P4 – Xúc tiến hỗn hợp Qua internet Có Có Có Telemarketing Có Có Có Tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm Có Có có
Qua bảng trên ta thấy được khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin so với hai đối thủ
cạnh tranh chính là khá tốt. Bởi vậy Công ty cần tận dụng tốt những thế mạnh hiện có và phát huy những điểm yếu của mình để xây dựng tốt hơn nữa hình ảnh của Công ty trên thị trường phần mềm.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.