b. Cơ cấu tổ chức
2.1.1. Đặc điểm kinh doanh của Công ty
Các lĩnh vực kinh doanh của Công Ty.
Hiện nay trên thị trường một Doanh Nghiệp phần mềm không chỉ hoạt động gói gọn trong lĩnh vực phần mềm mà còn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang các lĩnh vực khác liên quan hoặc có quan hệ gần gũi với việc sản xuất phần mềm như: Internet, các dịch vụ tư vấn và đào tạo lập trình viên…tuỳ theo quy mộ và tiềm lực tài chính mà Công ty đó có. Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin cũng là một Doanh Nghiệp nằm trong số các Doanh Nghiệp đó với các lĩnh vực kinh doanh sau:
+ Phần mềm: Đây là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công Ty bao gồm - Phân hệ quản lý phòng ( Font office – FO).
- Phân hệ quản lý các điểm bán hàng ( Point of sale – POS ). - Quản lý cước điện thoại ( PABX ).
- Phân hệ kế toán ( Back office – BO ). + Giáo dục/đào tạo:
Lĩnh vực này còn gọi là lĩnh vực chuyền giao và hướng dẫn sử dụng phần mềm cho khách hàng. Đây cũng là một phần bắt buộc không thể thiếu đối với bất kỳ một Doanh Nghiệp phần mềm nào. Không chỉ dừng lại ở đó, Công Ty còn tham gia tổ chức các buổi hay những khoá đào tạo ngắn hạn về
tin học nói chung và phần mềm nói riêng. Ngoài ra đào tạo và nâng cao tay nghề của các lập trình viên và các kỹ sư phần mềm trong Công ty cũng là lĩnh vực mà Công ty đang xúc tiến hoàn thành trong thời gian tới.
+ Dịch vụ/tư vấn:
Đây là lĩnh vực mới mà Công ty mới tham gia vào đó là tư vấn về phần mềm quản lý Khách Sạn và Nhà Hàng cho tất cả mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng phần mềm để hỗ trợ cho công việc kinh doanh nhưng chưa biết nên sử dụng phần mềm nào cho phù hợp.
Như chúng ta đã biết cung và cầu thị trường trên thị trường Việt Nam chưa thực sự gặp nhau nên khách hàng rất lúng túng khi lựa chọn những phần mềm đáp ứng đúng nhu cầu của mình. Tư vấn tuy còn là lĩnh vực khá mới mẻ nhưng nhờ đáp ứng những nhu cầu tìm kiếm phần mềm để thoả mãn nhu cầu của khách hàng nên trong tương lai sẽ còn nhiều điều kiện phát triển hơn nữa, nhất là khi tư vấn dịch vụ nói chung trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ và chiếm phần lớn GDP của các nước đã và đang phát triển.
Ngoài ra trong những năm tới Công ty sẽ hướng tới một số lĩnh vực sau:
- Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chuyển giao công nghệ Tin Học và ứng dụng vào các công nghệ khác, xuất nhập khẩu thiết bị, sản phẩm Tin Học và các công nghệ khác.
- Xuất nhập khẩu uỷ thác…
- Nhập khẩu và kinh doanh các thiết bị viễn thông…
- Nghiên cứu và phát triển sản xuất kinh doanh , tư vấn đầu tư chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Tin Học.
Do vậy đóng góp của tững lĩnh vực vào doanh thu của Công ty có thay đổi nhiều qua các năm nhưng nhìn chung thì lĩnh vực phần mềm vẫn chiếm đa số mặc dù có xu hướng giảm dần trong mấy năm gần đây.
Bảng 2: Bảng kê chi tiết những đóng góp của từng lĩnh vực: phần mềm, giáo dục/đào tạo, dịch vụ/tư vấn vào doanh thu của Công Ty.
Lĩnh vực kinh doanh % đóng góp của từng lĩnh vực vào doanh thu của Công ty
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Phần mềm 90% 80% 70%
2. Giáo dục/đào tạo 7% 15% 20%
3. Dịch vụ/tư vấn 3% 5% 10%
Tổng 100% 100% 100%
( Nguồn: theo tài liệu của phòng kế toán)
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy xu hướng phát triển của Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin thể hiện qua tỷ trọng đóng góp của từng lĩnh vực thay đổi qua các năm. Trong đó doanh thu của lĩnh vực phần mềm giảm dần nhường chỗ cho hai lĩnh vực còn lại là giáo dục/đào tạo, dịch vụ/tư vấn. Đây cũng là một xu hướng phát triển phù hợp với xu thế chung của toàn ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam nói riêng và của toàn ngành công nghiệp phần mềm thế giới nói chung.