Những tồn tại cần quan tâm giải quyết để phát triển thương mại điện tử ở doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển TMĐT tại công ty TNHH Du lịch dịch vụ Công đoàn đường sắt Việt Nam (Trang 43 - 47)

tử ở doanh nghiệp

Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển phương thức kinh doanh TMĐT ở Việt Nam. Bằng việc ban hành các văn bản pháp lý để hướng dẫn và quản lý việc áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT, Nhà nước đã tạo dựng được một môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển TMĐT tại các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.

Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử ngày 9 tháng 6 năm 2006 đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử. Nghị định này thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong các hoạt động liên quan tới thương

mại. Đây là cơ sở để DN và người tiêu dùng yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, khuyến khích TMĐT phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Nghị định về thương mại điện tử là nghị định đầu tiên hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và là nghị định thứ sáu hướng dẫn Luật Thương mại (sửa đổi) được ban hành.

Mặc dù vậy, nhiều tồn tại, bức xúc vẫn cần phải được quan tâm giải quyết trong việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển TMĐT ở DN. Cụ thể là:

Việc ban hành các văn bản thi hành luật Giao dịch điện tử diễn ra còn chậm. Nhiều Bộ ngành đã rất cố gắng trong việc xây dựng các nghị định khác hướng dẫn thi hành Luật Giao dịch điện tử như Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2006 chưa có nghị định nào trong số những nghị định này được ban hành.

Việc rà soát các văn bản pháp luật liên quan tới TMĐT chưa được tiến hành. Một số quy định bất hợp lý cho thương mại điện tử đã được doanh nghiệp nhắc tới từ những năm trước vẫn chưa được khắc phục. Những quy định về cấp phép thành lập website hay mua bán tên miền chưa phù hợp với thực tiễn.

Cho đến hiện nay, nhận thức của DN về sự cần thiết và hiệu quả của việc áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT chưa đầy đủ. Doanh nghiệp hiện nay rất thiếu cán bộ có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của công nghệ như: Việc nối mạng và sử dụng mạng cơ sở; kiến thức, kỹ năng nhận và xử lý thông tin; ngôn ngữ trên mạng; khả năng tài chính để kinh doanh và sử dụng mạng. Do vậy, DN đã nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của phương

thức kinh doanh TMĐT nhưng thực sự họ không biết khởi đầu từ đâu và làm như thế nào với ai.

Website của DN nhìn chung chưa thực sự phát huy được những chức năng của một website chuyên nghiệp. Website chỉ mới dừng lại ở hình thức đưa tin, giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm lên mạng mà chưa có cơ chế nhận thông tin từ phía các khách hàng. Thêm vào đó, thông tin trên website không được cập nhật thường xuyên, không có những thông tin về sản phẩm mới, hay chiến dịch bán hàng mới. Vì vậy các website đã không phát huy được tính ưu việt của hình thức kinh doanh trên mạng dẫn đến giao dịch trên mạng đạt kết quả không cao.

Vấn đề an toàn, an ninh mạng, tội phạm liên quan đến TMĐT cũng là một vấn đề đáng chú ý trong năm 2006. Những hành vi lợi dụng công nghệ để phạm tội tăng lên một cách đáng lo ngại, điển hình là những vụ tấn công các website thương mại điện tử www.vietco.com, www.chodientu.com, ngay cả cổng TMĐT quốc gia www.ecvn.gov.vn cũng bị các hacker tấn công. Bên cạnh đó, tình trạng đột nhập tài khoản, trộm thông tin thẻ thanh toán cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động TMĐT lành mạnh. Doanh nghiệp cũng đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và tham gia TMĐT, nhưng để đưa ra các biện pháp tự bảo vệ thì DN còn lúng túng. Chính vì thế mà thái độ của DN vẫn là e ngại và chờ đợi, chưa chủ động tìm ra giải pháp cho vấn đề bảo mật an toàn mạng nói chung và trong giao dịch TMĐT nói riêng.

Cuộc thi bình chọn năm sự kiện thương mại điện tử nổi bật năm 2006 do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện cho kết quả là: 1) Việt Nam đăng cai và chủ trì thành công các hội nghị về thương mại điện tử trong khuôn khổ APEC; 2) Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực; 3) Cổng Thương mại điện tử

quốc gia (ECVN) vươn ra tầm quốc tế; 4) Ban hành Nghị định về thương mại điện tử; và 5) Sàn thương mại điện tử hàng đầu của Việt Nam (ECVN) bị tấn công. Điều này cho thấy sự cấp thiết phải xây dựng hệ thống văn bản pháp quy và triển khai các biện pháp phòng chống tội phạm công nghệ cao nhằm tạo môi trường ổn định cho thương mại điện tử phát triển.

Bên cạnh những vấn đề về an toàn và bảo mật thông tin là trở ngại lớn nhất đối với DN thì việc kết nối Internet chậm và không ổn định do đường truyền có tốc độ thấp, giá kết nối và truy cập mạng so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn ở mức cao cũng là một trở ngại. Những trở ngại này có thể nói đã ảnh hưởng lớn đến việc ứng dụng và phát triển phương thức kinh doanh thương mại điện tử ở DN.

Một vấn đề cũng cần được quan tâm đó là nguồn lực cho công nghệ thông tin nói chung và cho việc phát triển TMĐT ở doanh nghiệp nói riêng vẫn còn thiếu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả áp dụng TMĐT doanh nghiệp.

Chương III

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH DỊCH VỤ

CÔNG ĐOÀN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển TMĐT tại công ty TNHH Du lịch dịch vụ Công đoàn đường sắt Việt Nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w